Quy định của pháp luật về tiền lương?

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 20/09/2016 03:29:00 PM - Lượt xem: 1116 lượt xem.

Căn cứ pháp lý: Điều 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 Bộ luật Lao động 2012; Nghị định 05/2015/NĐ-CP

  1. Tiền lương của người lao động

- Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

- Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Lưu ý: Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là căn cứ để trả lương cho người lao động trong các trường hợp sau:

- Khi phải ngừng việc;

- Khi nghỉ hàng năm;

- Khi nghỉ lễ, tết;

- Khi nghỉ việc riêng có hưởng lương.

  1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; cụ thể:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.

- Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương cụ thể:

+ Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

+ Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở cùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

+ Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

  1. c) Mức lương của người lao động

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố theo từng năm.

Năm 2015, mức lương tối thiểu được Chính phủ công bố chia thành 4 vùng:

- Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Lưu ý:

- Mức lương tối thiểu vùng thay đổi tùy theo từng năm.

- Người lao động có thể kiểm tra mình đang làm việc cho doanh nghiệp đang hoạt động ở địa bàn thuộc vùng nào theo quy định của Chính phủ theo từng năm.

- Năm 2016, người lao động áp dụng theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP để biết được mình là lao động thuộc vùng nào và mức lương tối thiểu là bao nhiêu.

  1. d) Hình thức trả lương

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận trả lương theo các hình thức: theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Khi đã lựa chọn hình thức trả lương thì hình thức đó phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

- Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chi cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.

- Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

- Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

đ) Nguyên tắc trả lương

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

- Tiền lương của người lao động được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại Ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động phải thoản thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

- Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc trả lương chậm được quy định như sau:

+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

  1. e) Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương;

- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương.

Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác (thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

  1. g) Tiền lương làm việc vào ban đêm

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Cụ thể:

- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

[Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

+

{ Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%}]

x

Số giờ làm việc vào ban đêm

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

[Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

+

{ Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%}]

x

Số sản phẩm làm việc vào ban đêm

  1. h) Tiền lương làm thêm giờ

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương làm thêm giờ như sau:

+ Vào ngày thường ít nhất 150%.

+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.

+ Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể người lao động hưởng lương ngày vẫn được hưởng lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương như người không làm thêm giờ.

- Khi làm thêm giờ vào ban đêm, người lao động ngoài việc được trả lương làm việc vào ban đêm, lương làm thêm giờ thì còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Căn cứ pháp lý: Điều 97 Bộ luật Lao động 2012; Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

  1. i) Tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do 2 bên thỏa thuận.

Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động tương ứng với số ngày người lao động phải nghỉ việc tạm thời để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và người lao động phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của mỗi người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động, gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng tại nơi người lao động làm việc.

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn