
Ảnh: ĐỨC LỢI
Tập tục đốt vàng mã ở nước ta xuất phát từ văn hóa Trung Quốc. 500 năm Trước Công Nguyên, người Trung Quốc có tục lệ chôn của cải, tài sản cùng với người đã khuất vì họ tin rằng người chết có thể sử dụng được những tài sản đó ở thế giới bên kia. Các vật dụng được chôn cùng người chết gọi là vật tùy táng. Sau này, vua chúa Trung Quốc ngoài việc chôn theo tài sản còn chôn theo người sống như thê thiếp, người hầu… gọi là tuẫn táng. Đức Khổng Tử được coi là thánh nhân của Trung Quốc lúc bấy giờ đã phản đối việc chôn theo của cải, người còn sống vì ông cho rằng như vậy là bất nhân. Dần dần, các vua chúa Trung Quốc không chôn theo người sống nữa mà thay vào đó là tượng người bằng đất nung. Vua chúa làm như vậy nên dân chúng cũng học theo. Vì không có nhiều của cải nên họ thay thế tài sản thật bằng vàng mã. Ông tổ nghề vàng mã của Trung Quốc là Vương Dũ.
Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên tập tục đốt vàng mã đã tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm, ăn sâu bám rễ vào suy nghĩ của người Việt. Đến nay, nhiều người đã nhận thức được tập tục này gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và không cần thiết. Phật giáo quan niệm có kiếp trước, kiếp sau, có luân hồi. Không phải ai sau khi chết cũng về cõi âm để nhận quà người sống gửi cho. Có người được đầu thai thành người. Có người phước báo lớn hơn thì sinh ở cõi trời. Có người do tu tập hạnh lành có thể sinh về thế giới chư Phật. Những người khi còn sống tạo nhiều ác nghiệp bị đọa vào địa ngục, sinh thành súc sinh hoặc ngã quỷ.
Thượng tọa Thích Tiến Đạt cho biết: “Ở cõi dương, con người đều phải tự làm ra sợi, ra vải, tự may quần áo, cơm ăn, nước uống, tiền của… Người ở cõi âm cũng có cuộc sống riêng, tự theo nghiệp báo để có cái ăn cái mặc. Nếu người bị đọa trong địa ngục thì không cách gì có nhận được những thứ ở cõi khác gửi đến. Sai lầm của chúng ta chính là cứ nghĩ rằng đốt thật nhiều vàng mã mới là hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, báo được ơn người xưa… Nhưng đó là cái hiếu giả tạo”.
Thượng tọa Thích Tiến Đạt nhấn mạnh, việc tưởng nhớ, báo hiếu ông bà, cha mẹ phải được thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Đức Phật dạy rằng vào thời không có Phật thì cha, mẹ chính là Phật ở trong nhà. Vì vậy, người con có hiếu sẽ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
TRƯỜNG QUAY S - 1959
"
" style="
">

Từ khóa: