Câu chuyện số 5 : “Hũ gạo cứu đói”

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 10/09/2018 07:42:00 AM - Lượt xem: 8158 lượt xem.

Nói “xa” bởi đã 70 năm rồi còn gì. Nhưng nếu bảo là “gần” hẳn vẫn cứ đúng, vì bất kỳ ai hiện đang tuổi 80 đều đủ tư cách làm nhân chứng sống trước những câu chuyện khốn khó năm Ất Dậu 1945. Nạn đói năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.

Ảnh : Sưu tầm

Chính quyền đã về tay nhân dân nhưng trước nạn thù trong giặc ngoài, cái đói đâu dễ dàng một sớm một chiều có thể khắc phục? Giữa lúc “quốc khố khánh kiệt”, Cụ Hồ đã khởi xướng phong trào “Hũ gạo cứu đói”. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai (khoảng ba, bốn tháng) sẽ mở một cuộc quyên góp. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người đói. Bác thực hiện đúng như vậy và tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hũ gạo chống đói. Thời gian càng lùi xa càng thấy đây quả là một “phát minh” màu nhiệm. Ngày ấy, chủ trương vừa đưa ra, tại các thôn làng, đi khắp hang cùng ngõ hẻm đâu đâu cũng nô nức phong trào “Hũ gạo cứu đói”.

Hạt gạo lúc này rõ ràng quý hơn cả vàng bạc, châu báu. Ngày ngày, người nọ tự giác nhắc người kia mỗi bữa bớt một lẻ gạo, chỉ mong mau chóng được đầy hũ để mang đi cứu giúp những gia cảnh khó khăn. Qua phong trào “Hũ gạo cứu đói”, lịch sử lại được chứng kiến thêm một sự thật, một đỉnh cao vời vợi về lẽ sống “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

S1959            

Sưu tầm và tổng hợp

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn