Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa đảm bảo an toàn công tác PCCC

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 27/11/2020 04:06:00 PM - Lượt xem: 32 lượt xem.

Ngày 26/11/2020, Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy Tổng Công ty May 10 tổ chức họp triển khai công tác PCCC cuối năm và mùa hanh khô năm 2020.

Ảnh: Anh Tú

Tham dự buổi họp bao gồm cấp trưởng, phó các đơn vị, cán bộ an toàn, Đội trưởng bảo vệ, Tổ trưởng tổ điện, nhân viên quản lý hệ thống các Xí nghiệp/ Phòng/ Nhà trường thuộc TCT và  các Công ty liên doanh liên kết, xí nghiệp địa phương họp trực tuyến tại điểm cầu các đơn vị.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, từ đầu năm đến nay trên phạm vi cả nước đã xảy ra 2224 vụ cháy, làm chết 56 người, bị thương 107 người , thiệt hại về tài sản 420 tỷ đồng. Trong đó cháy do hệ thống điện: 66,8%; Do nguồn nhiệt: 22%; 11% là các nguyên nhân khác.

Nhận định chung trong năm 2020 các đơn vị trong toàn hệ thống Tổng Công ty đã tuân thủ, chấp hành và thực hiện tốt công tác PCCC tại đơn vị. Cụ thể, các đơn vị đã xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ; xây dựng đầy đủ phương án chữa cháy; được huấn luyện những kiến thức nghiệp vụ về PCCC, bảo vệ an ninh, an toàn vệ sinh lao động; thực tập phương án chữa cháy tại từng đơn vị… Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, phòng ngừa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn PCCC và tài sản tại đơn vị. Hệ thống trang thiết bị phương tiện PCCC trong từng đơn vị cơ bản được trang bị, lắp đặt đầy đủ, đảm bảo chất lượng hoạt động tốt.

Ngành may mặc là cơ sở sản xuất kinh doanh được xác định trong luật PCCC là có tính chất cháy nổ cao bởi: hệ thống thiết bị điện nhiều, số lượng CBCNV đông luôn tập trung đông người, các nguyên liệu là bông, vải sợi, bụi bông dễ bắt cháy cao. Trong công tác PCCC mùa hanh khô và trong thời gian tới, Tổng Giám đốc yêu cầu phụ trách các đơn vị thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:

  1. Hàng ngày thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở CBCNV tuân thủ chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy quy chế của TCT về các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.
  2. Duy trì thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra an toàn PCCC, an toàn VSLĐ. Phát hiện và khác phục ngay nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho người lao động, không để sự cố xảy ra.
  3. Thường xuyên bố trí, sắp xếp hàng hóa gọn gàng, không để sát, đè lên hệ thống thiết bị điện, bảng điện, dây điện đảm bảo khoảng cách an toàn chống cháy lan.
  4. Tổ chức huấn luyện cho LL-PCCC tại chỗ cũng như các phương tiện chữa cháy đảm bảo luôn luôn trong trạng thái hoạt động tốt, SSCĐ cao. Đáp ứng tốt công tác PCCC tại chỗ trong từng đơn vị.
  5. Tuân thủ nguyên tắc đóng ngắt điện: Tắt từng phụ tải của thiết bị xong mới tắt cầu giao tổng; khi bất thì bật cầu giao tổng xong mới bật từng thiết bị, công tác đèn.
  6. Hết giờ làm việc; Phụ trách đơn vị, cán bộ an toàn, bảo vệ phối hợp kiểm tra an toàn mọi mặt trong toàn bộ XN, kho hàng, phòng làm việc bảo đảm triệt tiêu hết nguồn lửa, nhiệt, tắt điện rồi mới khóa cửa ra về.
  7. Lực lượng bảo vệ của các đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo ANTT, ATTS, AT_PCCC ngoài giờ làm việc, vì vậy phải tăng cương, thường xuyên thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.
  8. Các đơn vị tự tổ chức kiểm tra toàn diện các mặt về công tác an toàn VSLĐ, ANTT, an toàn tài sản đặc biệt chú trọng kiểm tra kỹ hệ thống điện, thiết bị điện… đảm bảo an toàn mọi mặt tại đơn vị.

Hồng Hạnh

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn