Những lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 01/10/2022 11:00:00 AM - Lượt xem: 8 lượt xem.

Sốt xuất huyết là bệnh xuất hiện hàng năm và đã được kiểm soát bằng nhiều cách. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn chưa biết hết những điều cần lưu ý về bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bác sỹ Phan Đình Quý – Phòng khám bệnh đa khoa May 10 đã có những chia sẻ cụ thể trong cách điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.

Ảnh: Anh Tú

  1. Bác sỹ có thể cho biết những cách hạ sốt đúng cách khi bị SXH?

Triệu chứng điển hình khi mắc sốt xuất huyết là bị sốt. Khi bị sốt mọi người cần biết hạ sốt đúng cách. Theo chẩn đoán y khoa, nhiệt độ từ 38 độ C trở lên thì cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Đặc biệt đối với trẻ em, cần lưu ý liều lượng thuốc 10 – 15mg/kg cân nặng. 

Mọi người lưu ý nên dùng paracetamol cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, không dùng quá năm lần trong cùng một ngày.

Ngoài ra có thể dùng một số phương pháp hạ sốt truyền thống như: Dùng nước ấm, nước mát chườm lên trán, dùng nước ấm lau vùng nách, bẹn... Mặc quần áo thông thoáng.

Tuyệt đối mọi người không nên dùng thuốc hạ sốt khác như: aspirin và ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết. Các loại thuốc này có thể gây ra các triệu chứng: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt cao…

Một số người khi bị sốt xuất huyết cảm thấy bứt rứt khó chịu muốn đi tắm. Nhưng tuyệt đối không nên tắm vì có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.

  1. Người mắc SXH nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào thưa bác sỹ?

Khi bệnh nhân bị SXH sẽ người cảm thấy rất mệt, vì khi bị sốt sẽ mất đi một lượng hồng cầu và tiểu cầu rất lớn. Do đó nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Chúng ta không nên kiêng khem nhiều thứ vì có thể làm suy giảm dinh dưỡng. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất: nhóm chất đường, đạm, chất béo… Các loại thực phẩm bổ huyết.

Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ chúng ta nên chia ra thành nhiều bữa cho trẻ ăn. Với những trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần cố gắng ăn nhiều dưỡng chất và cho con bú thường xuyên để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra cần đảm bảo uống đủ nước. Người lớn từ : 2,5 – 3 lít nước là lượng chất lỏng một người cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian phát sốt. Trẻ nhỏ từ 1 – 1,5 lít tùy theo từng trường hợp mất nước.

Để khắc phục tình trạng mất nước, chúng ta có thể dùng một số giải pháp khác như: uống nước ép trái cây, nước dừa, nước cam, chanh, ổi…  Ổi cung cấp lượng vitamin C cao gấp 4 lần cam. Nước chanh giúp đào thải độc tố và virus. 

Ngoài ra về dinh dưỡng thức ăn chúng ta có thể dùng súp, nước cháo, các đồ ăn loãng để bổ sung nước và dinh dưỡng rất tốt.

  1. Những lưu ý trong chế độ ăn cho trẻ nhỏ sau khi hết bệnh, thưa bác sỹ?

Đối với trẻ nhỏ, sau khi bị bệnh SXH một số trẻ rất mệt mỏi, có thể dẫn đến sút cân hoặc suy dinh dưỡng. Các bậc cha mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho con. Theo đó, bố mẹ cần kiên trì nấu ăn ngon cho trẻ và ưu tiên các loại đồ ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin.

  1. Bác sỹ cho biết những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh nhân mắc SXH cần nhập viện điều trị?

Các phương pháp trên chỉ phù hợp với xuất xuất huyết nhẹ, điều trị tại nhà.

Sốt xuất huyết nặng là một dạng bệnh nghiêm trọng hơn sốt xuất huyết thông thường vì có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong và thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cho thấy bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ).
  • Chảy máu mũi hoặc nướu.
  • Nôn ra máu, hoặc máu trong phân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh.

S1959

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn