Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 17/12/2018 08:00:00 AM - Lượt xem: 1066 lượt xem.

Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thành quan điểm: dốt cũng là một thứ giặc; thói quen, tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù

Ảnh : Sưu tầm

Hơn 80 năm thực hiện chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ở nước ta trên chín mươi phần trăm dân số mù chữ. Để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong chế độ mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu quan trọng hàng đầu phải nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), ngày 3-9-1945 khi đề cập đến những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Chính phủ nhân dân lâm thời Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu vần đề, trong đó có: "Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ''. Nạn dốt đã được Hồ Chí Minh xếp thứ hai, sau nạn đói của năm đó. Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định: ''Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em''

S1959            

Sưu tầm và tổng hợp

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn