Điểm tin ngày 23/10/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 23/10/2020 10:59:00 AM - Lượt xem: 22 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin: Công nhân dệt may châu Á bị mất việc hàng loạt.

https://vtv.vn/kinh-te/cong-nhan-det-may-chau-a-bi-mat-viec-hang-loat-20201023065046797.htm

Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố của tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại 10 nước chuyên sản xuất mặt hàng may mặc, trong đó có Việt Nam.

Thời gian qua, nhu cầu giảm mạnh, và gián đoạn trong nguồn cung nguyên liệu thô, nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của dệt may châu Á đã giảm 70% trong nửa đầu năm nay.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có số lượng công nhân dệt may lớn nhất thế giới, với khoảng 65 triệu công nhân được tuyển dụng trong năm 2019, chiếm 75% tổng số công nhân của toàn ngành này trên thế giới.

Tính đến tháng 9, gần một nửa số việc làm trong chuỗi cung ứng dệt may đều phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng lớn. Tuy nhiên các nước áp dụng lệnh giãn cách xã hội khiến doanh thu bán mặt hàng may mặc sụt giảm mạnh. Dù các chính phủ đã chủ động ứng phó khủng hoảng, tuy nhiên, ILO cho biết vẫn còn hàng nghìn nhà máy trong khu vực phải tạm thời hoặc vĩnh viễn đóng cửa.

Báo Người lao động có bài: Đi cứu trợ sao cho an toàn?

https://nld.com.vn/ban-doc/di-cuu-tro-sao-cho-an-toan-2020102222373008.htm

Trận lũ lịch sử xảy ra tại các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất nặng nề cho người dân. Nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện đã đứng ra kêu gọi, vận động, nhận hỗ trợ và trực tiếp đi cứu trợ cho bà con vùng lũ. Tuy nhiên, để việc quyên góp, cứu trợ được thiết thực, hiệu quả, an toàn thì cần lưu ý nhiều vấn đề.

Đầu tiên, cần tìm hiểu thông tin nơi mình sẽ đến cứu trợ để nắm được tình hình cụ thể về mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của người dân. Sau khi nắm dữ liệu thì định hình được nơi đến đang ra sao, cần giúp đỡ những gì nhằm lên kế hoạch kỹ lưỡng, cụ thể cho việc vận động cứu trợ, sử dụng phương tiện di chuyển và tính toán giải pháp đối phó với những khó khăn trên đường đi.

Khi đã có nguồn kinh phí từ việc huy động, cần nhanh chóng lên phương án và làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương (UBND, MTTQ các cấp huyện, xã) để cập nhật tình hình mới nhất. Bởi chính quyền địa phương sẽ hiểu rõ về cơ cấu dân số cũng như mức độ thiệt hại của các hộ dân cùng khả năng kinh tế của mỗi hộ. Từ đó, người làm công tác thiện nguyện sẽ có phương án hợp lý về số lượng tiền, hàng, cân đối được nguồn đóng góp, để tính toán và phân phối tiền, hàng cứu trợ hợp lý.

Báo điện tử VOV News có bài: 6 yếu tố dễ mắc ung thư và cách phòng tránh được WHO khuyến cáo.

https://vov.vn/suc-khoe/6-yeu-to-de-mac-ung-thu-va-cach-phong-tranh-duoc-who-khuyen-cao-787839.vov?gidzl=rgsML988m3tNj9TManN5Ej--b5w56iOroRoKNDmRosFAxyW7tHwQF9wqobJIGCqmmh2S265qacPTamZ9Fm

Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), ung thư là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lớn có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các tế bào phát triển bất thường tạo nên bệnh ung thư. Khi các tế bào này vượt qua ranh giới, xâm lấn các bộ phận bên cạnh, lan sang các cơ quan khác, đó là di căn.

Di căn là nguyên nhân chính của các ca tử vong do ung thư. Năm 2018, ước tính toàn thế giới có 9,6 triệu người chết vì ung thư. 

6 yếu tố khiến một người dễ mắc ung thư bao gồm:

  1. Yếu tố di truyền hoặc tiếp xúc với các tác nhân ung thư
  2. Hút thuốc lá
  3. Chế độ ăn uống không lành mạnh
  4. Uống rượu bia
  5. Mắc một số bệnh nhiễm trùng mãn tính
  6. Lười vận động.

Hồng Hạnh (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn