Điểm tin ngày 09/04/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 09/04/2020 10:41:00 AM - Lượt xem: 32 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Có thể thấy, với việc giảm lượng phương tiện tham gia giao thông và một số hoạt động sản xuất, dịch vụ do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 cũng có những tác động đáng kể đến chất lượng không khí. Báo điện tử Tiền phong có bài: “Hà Nội: Không khí sạch hơn do cách ly xã hội?”

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ha-noi-khong-khi-sach-hon-do-cach-ly-xa-hoi-1638367.tpo

Theo các hệ thống quan trắc tại Hà Nội, chất lượng không khí tại Việt Nam được cải thiện từ nửa cuối tháng 3 và tương đối tốt trong những ngày đầu tháng 4, kể từ khi thực hiện cách ly xã hội.

Nhìn chung, trong 3 tháng năm 2020, mặc dù, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn diễn ra khá phổ biến tại khu vực nội thành thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có giảm hơn so với hai tháng trước đó, cũng thấp hơn so với các năm trước đó. Tại các đô thị khác, chất lượng không khí đều duy trì ở mức tốt và trung bình. Đợt đại dịch lần này cho thấy cần có nhiều chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí từ nguồn giao thông và các nguồn khác.

Đại diện Tổng cục Môi trường cho biết, đang tiếp tục theo dõi diễn biến chất lượng không khí Hà Nội, từ đó sẽ có những đánh giá cụ thể hơn về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất, giao thông tới chất lượng không khí của khu vực đô thị tại Việt Nam.

Do khủng hoảng từ dịch Covid-19, các tập đoàn thời trang huỷ hợp đồng, thậm chí, các đơn hàng đã hoàn thành cũng bị từ chối, giá trị lên đến hàng tỷ USD,  khiến người lao động ở các quốc gia như Bangladesh điêu đứng vì thảm hoạ này. Báo Tổ quốc có bài viết: Lao động ngành công nghiệp thời trang bị lãng quên vì đại dịch Covid-19: "Chúng tôi quả thật trắng tay rồi".

http://toquoc.vn/lao-dong-nganh-cong-nghiep-thoi-trang-bi-lang-quen-vi-dai-dich-covid-19-chung-toi-qua-that-trang-tay-roi-820209463024785.htm

Vì các doanh nghiệp như tập đoàn may mặc khổng lồ C&A hay chuỗi bán hàng Primark của Ireland huỷ các hợp đồng trị giá hàng trăm triệu Euro do đại dịch nên các nhà sản xuất ở các nước như Myanmar, Campuchia và Bangladesh, vốn được coi là xưởng may của thế giới, đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặt hàng may mặc chiếm 84% xuất khẩu hàng hoá của Bangladesh.

Bà Rubana Huq, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp may mặc và xuất khẩu hàng dệt may Bangladesh (BGMEA) nói:"Chúng tôi quả thật trắng tay rồi". Bà kêu gọi khách hàng phương Tây "đừng bỏ rơi chúng tôi", chí ít phải tiếp nhận những lô hàng đã hoàn thành và kiến nghị, người lao động cần được hỗ trợ tiền lương trong ba tháng tới.

Chính phủ Mỹ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi trong cuộc chiến chống Covid-19, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Tổng thống Trump ngày 8/4 cho biết 450.000 bộ đồ bảo hộ DuPont từ Việt Nam đã được chuyển đến Texas.  Báo điện tử Tri thức trực tuyến Zing.vn đưa tin: “Tổng thống Trump cảm ơn Việt Nam gửi 450.000 bộ đồ bảo hộ y tế”.

https://zingnews.vn/tong-thong-trump-cam-on-viet-nam-gui-450000-bo-do-bao-ho-y-te-post1070675.html

https://zingnews.vn/450000-bo-quan-ao-bao-ho-cua-viet-nam-dang-tren-duong-toi-my-post1070572.html

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình diễn tiến của dịch bệnh Covid-19.

Tổng thống Donald Trump viết trên tài khoản Twitter cá nhân vào đêm 8/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng ngày 9/4 tại Việt Nam): "Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã hạ cánh tại Dallas, Texas. Đạt được điều này là nhờ vào quan hệ đối tác giữa hai công ty Mỹ tuyệt vời - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam. Xin cảm ơn!"

Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ sẽ nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ, giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết chuyến hàng này chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Việt - Mỹ.

Đại sứ quán Mỹ cho biết một khoản hỗ trợ y tế bổ sung 2,9 triệu USD được công bố gần đây từ USAID sẽ giúp chính phủ Việt Nam tăng tốc các hệ thống phòng thí nghiệm, tăng cường phát hiện trường hợp mắc bệnh và việc giám sát dựa trên sự kiện, đồng thời hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật để ứng phó nhanh chóng, truyền thông rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm bệnh.

S1959 (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn