
Ảnh: Đức Lợi
Tư thế gò bó. Mắt phải làm việc liên tục với nhiều chi tiết nhỏ. Tiếng ồn lớn. Bụi vải nhiều. Đó là những lý do khiến nghề may công nghiệp được liệt vào danh mục những nghề nặng nhọc, độc hại. Điều đáng lưu ý là các loại bệnh nghề nghiệp thường âm thầm tấn công công nhân ngành may, sau một thời gian dài mới bắt đầu phát tác. Vì thế, dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, đặc biệt là những công nhân trẻ.
Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế ILO, 83% công nhân may mắc chứng rối loạn cơ xương nghề nghiệp, trong đó phổ biến nhất là bệnh đau thắt lưng, chiếm tới 54,3%. Ở Tổng công ty May 10, môi trường làm việc và sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy đều tiêu chuẩn quốc tế SA 8000. Tỉ lệ ốm đau, mắc bệnh nghề nghiệp mãn tính ở mức độ rất thấp. Tuy nhiên, không phải vì thế mà coi thường công tác bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe.
Ngoài những bài tập thể dục giữa giờ chỉ diễn ra trong vài phút còn có cách nào khác để chủ động duy trì và bảo vệ sức khỏe, để làm việc lâu dài? Đấy là chưa nói tới giai đoạn khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2016, chắc chắn mức độ căng thẳng sẽ tăng cao trong mọi công đoạn, mọi vị trí.
CÔNG NHÂN MAY LÀM GÌ ĐỂ CHỦ ĐỘNG GIỮ SỨC KHỎE CHO BẢN THÂN?
Đó là câu hỏi mà chúng ta nên cùng nhau suy nghĩ.
Hải Linh
"
" style="
">

Từ khóa: