Chuyện của gian thương và người ăn mày

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 21/07/2018 11:41:00 AM - Lượt xem: 156 lượt xem.

Cho dù là người nghèo hay người giàu, sức hút thực sự của họ nằm ở sự hiểu biết, suy nghĩ và đạo đức cao thượng. Thế nên, muốn được người khác tôn trọng, mỗi người cần phải khoan dung, quang minh lỗi lạc và luôn thường trực một tâm hồn cao thượng. Đây chính là thông điệp được Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thanh Huyền gửi tới anh chị em và các bạn qua câu chuyện “Chuyện của gian thương và người ăn mày”.

Ảnh: Thái Nguyễn

Dưới thời cổ đại, tại Trung Quốc có một gian thương rất giàu có nhưng không có được sự tôn trọng của những người xung quanh. Ông ta vô cùng khổ não.

Một hôm, khi đang đi dạo trên phố, ông ta gặp một người ăn xin ăn mặc rách rưới. Để có được sự tôn trọng của người ăn xin, ông ta ném một đồng bạc sáng loáng vào cái bát vỡ của người ăn xin.

Không ngờ người ăn xin còn chẳng thèm ngước mắt lên nhìn ông ta lấy một cái. Gian thương phẫn nộ hỏi: "Mày mù à, không thấy tao cho mày 1 đồng bạc trắng sao?"

Người ăn xin vẫn không thèm ngẩng mặt lên nhìn ông ta, bình thản nói: "Cho hay không là việc của ông, không thích, không vui thì ông cứ lấy lại."

Gian thương bực tức như sắp bốc hỏa nhưng lại vứt thêm 10 đồng tiền nữa vào bát của người ăn xin. Thế nhưng người này vẫn chẳng thèm để ý đến ông ta.

Nổi giận, gian thương đá cái bát của người ăn xin: "Tao vừa cho mày thêm 10 đồng bạc nữa, lẽ nào mày không cảm thấy nên tôn trọng tao?"

Người ăn xin đủng đỉnh trả lời: "Có tiền là việc của ông, tôn trọng ông hay không là việc của tôi, điều này không miễn cưỡng được."

Gian thương đành hạ giọng: "Tao cho mày một nửa tài sản của tao, mày có tôn trọng tao không?"

Người ăn xin lúc này mới ngước lên nhìn đối phương nói: "Chia cho tôi nửa tài sản của ông, chẳng phải tôi cũng là người có tiền như ông sao, tại sao tôi phải tôn trọng ông?"

Nghe vậy, gian thương cắn rằng nói: "Tao cho mày toàn bộ tại sản của tao, lần này mày nhất định sẽ tình nguyện tôn trọng tao đúng không?"

Người ăn xin cười phá lên: "Ông đem hết tài sản cho tôi, vậy thì ông trở thành kẻ trắng tay nghèo khó, còn tôi trở thành người giàu sang, vậy hà cớ gì tôi phải tôn trọng ông?"

Một người dù có địa vị xã hội, có danh dự, có tài sản, có tài cán đến đâu, nếu như không có đạo đức cao thượng thì cuối cùng, anh ta cũng chỉ như người đàn ông giàu có trong câu chuyện trên mà thôi, khát khao được người khác tôn trọng nhưng chẳng bao giờ đạt được.

Cho dù là người nghèo hay người giàu, sức hút thực sự của họ nằm ở sự hiểu biết, suy nghĩ và đạo đức cao thượng. Thế nên, muốn được người khác tôn trọng, mỗi người cần phải khoan dung, quang minh lỗi lạc và luôn thường trực một tâm hồn cao thượng.

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn