Ảnh : Sưu tầm
Bác thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm; tiết kiệm sức lao động, tiền bạc, đặc biệt là tiết kiệm thời gian. Với Bác, đức tính tiết kiệm thời gian là rất quý báu, Người luôn quý trọng, sử dụng hiệu quả thời gian bằng cách sắp xếp kế hoạch cụ thể, chi tiết và tác phong hiện đại, để sao cho không bị lãng phí thời gian một cách vô ích. Người luôn cần mẫn tận dụng thời gian làm việc. Tiết kiệm thời gian của Bác không chỉ là tiết kiệm cho mình, mà còn không để lãng phí thời gian cho mọi người.
Cũng theo PGS.TS Bùi Đình Phong, quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh là không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi, phải biết quý từng đồng tiền hạt gạo của nhân dân. Cái gì không có lợi cho dân, cho cách mạng thì một xu cũng không tiêu. Cái gì có lợi cho nước cho dân thì dù tốn bao nhiêu cũng phải tiêu.
Tiết kiệm không chỉ cho bản thân mình, mà tiết kiệm chính là cho gia đình, xã hội, cách mạng cho Tổ Quốc và nhân dân. Tiết kiệm không chỉ là tiền bạc, thời gian mà còn là sức lao động, chất xám và làm đúng kế hoạch.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã nói rõ quan điểm về sáng kiến: “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ hay chung chung, trừu tượng. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, những điều kiện bình thường, rất phổ thông, rất thiết thực. Hiểu rộng ra là sản phẩm khoa học công nghệ nói chung cũng như vậy. Ở tầm sáng tạo lớn, có ảnh hưởng rộng là phát minh, bao hàm cả sáng chế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn thì là sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tất cả đều là sản phẩm được sáng tạo ra khi cuộc sống thúc bách”.
S1959
Sưu tầm và tổng hợp
"
" style="
">
Từ khóa: