
Ảnh: Anh Tú
- Bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ
Thường thì trước khi có ý định cải tạo những thói quen không tốt, chúng ta rất hay đặt ra những mục tiêu lớn ngay từ đầu. Thay đổi đột ngột chính là một thử thách khó khăn mà nếu không thể vượt qua, bạn sẽ nhanh chóng nản chí. Hãy lập ra những cột mốc về lâu về dài. Chính sự tiến bộ mỗi ngày sẽ là động lực tốt nhất để bạn hoàn thành mục tiêu.
- Ghi nhớ những lợi ích
Thay vì chăm chăm nhắc nhở bản thân phải làm cái này cái kia lúc nào,… thì hãy chú trọng vào chính lợi ích hay lý do làm bạn muốn phá bỏ thói quen xấu. Cố gắng đưa ra những mặt lợi thực tế và dễ thấy nhất của thói quen tốt.
- Tạo ra rào cản
Rào cản sẽ khiến việc bạn quay về với thói xấu trở nên khó khăn hơn. Bản thân phải là người tự đẩy những yếu tố không tốt ra khỏi cuộc sống hơn là đi né tránh nó. Thậm chí hãy tạo ra những vật cản càng không thể vượt qua càng tốt.
- Nhờ cậy vào những người xung quanh
Đừng ngại chia sẻ với bạn bè và người thân xung quanh về những khó khăn bạn gặp phải khi cố gắng loại bỏ thói quen xấu. Hơn ai hết, họ là người luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với bạn.
Đi tìm người bạn đi cùng hành trình cũng là giải pháp rất hiệu quả. Hai người có thể trông chừng nhau mỗi khi định sa đà. Một chút ganh đua cũng có thể là cú hích để bạn tiến đến đích nhanh hơn.
- Đừng quên khen thưởng cho bản thân
Mỗi khi vượt qua một cột mốc mục tiêu, đừng quên khen ngợi bản thân. Hãy nhớ rằng bạn làm rất tốt và xứng đáng được ghi nhận.
Đơn giản hơn, bạn có thể tự viết những lời khen trên giấy nhắn và để ở nơi dễ thấy nhất. Ví dụ như “đêm qua tôi đã đi ngủ sớm hơn mọi hôm đấy!” kèm theo ngày tháng.
Sưu tầm
Thái Nguyễn
"
" style="
">

Từ khóa: