Quy tắc '5 phải, 3 không' dành cho cha mẹ

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 22/02/2021 09:29:00 AM - Lượt xem: 20 lượt xem.

Cách giáo dục của cha mẹ quyết định đến cuộc sống của trẻ sau này, bởi vậy những nguyên tắc dưới đây không thể thiếu.

Sự giáo dục của cha mẹ giống như việc xây đập trên sông. Mục đích để dòng sông không nổi sóng lớn khi mất kiểm soát, giúp con có thể chảy xa thêm cho đến khi hòa được vào biển lớn. Ảnh minh họa.

Quy tắc 5 phải

1. Phải có phép tắc trong gia đình

Đứa trẻ giống như một dòng sông luôn "lao về phía trước", điều cha mẹ nên làm là nắn hướng con sông đang chảy và xây một chiếc đập vững chắc. Mục đích để dòng sông không nổi sóng lớn khi mất kiểm soát, giúp con có thể "chảy" xa thêm cho đến khi hòa được vào biển lớn.

Bởi vậy, sự giáo dục của cha mẹ giống như việc xây đập. Hãy đưa ra những phép tắc gia đình càng sớm càng tốt. Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ tuổi chưa thể quen được, bởi nếu giáo dục muộn sau này muốn kiểm soát cũng bất khả thi. Sẽ rất khó để dạy trẻ hiểu các quy tắc gia đình ngay từ khi còn nhỏ nhưng không thể không thực hiện. Những quy tắc này góp phần tạo nên nhân cách của trẻ sau này, giúp trẻ trở thành một người văn minh, lịch sự và sống có ích.

2. Phải làm việc nhà

Một đứa trẻ không làm việc nhà từ nhỏ sẽ trở thành kẻ lười lao động khi lớn lên. Nếu cha mẹ chiều chuộng và làm thay con mọi việc không chỉ hạ thấp chỉ số hạnh phúc mà còn tạo điều kiện cho những nhân cách không lành mạnh như "em bé to xác" - chỉ những người dù đã trưởng thành về ngoại hình thể chất nhưng tinh thần vẫn như một đứa trẻ - xuất hiện.

Các thói quen tốt phải được rèn luyện ngay từ nhỏ. Cha mẹ cần cho con tập làm việc nhà từ sớm để con có khả năng tự chăm sóc bản thân, đồng thời rèn luyện được đức tính chăm chỉ. Điều này có lợi cho việc học tập, cuộc sống và công việc sau này của trẻ.

3. Phải tôn trọng người lớn tuổi

Người ta thường nói "Kính lão đắc thọ" - đó là câu nói nhắc nhở mọi người phải biết tôn trọng người lớn tuổi. Bố mẹ cần đặt ra quy tắc trong gia đình để con cái hiểu được rằng những hành động bất kính với người lớn là điều khó chấp nhận trong xã hội.

Để làm được điều này cần bắt đầu từ việc bố mẹ biết tôn trọng trẻ. Trong quá trình giao tiếp, cha mẹ phải coi trẻ như một cá thể độc lập, không được tùy tiện răn dạy và trách mắng. Tôn trọng trẻ phải bắt đầu từ việc quan tâm đến trẻ, chỉ khi được người khác tôn trọng, quan tâm và yêu quý thì trẻ mới có thể tôn trọng, quan tâm và yêu quý người xung quanh.

4. Phải hiểu ích kỷ là vô ơn

Cha mẹ sẵn sàng chi tiền cho con cái, phục tùng mọi điều kiện vật chất khi được yêu cầu... rất dễ tạo ra tính ích kỷ cho con. Lúc này trẻ hiểu rằng chúng là trung tâm thế giới, muốn gì được nấy nên người khác phải đáp ứng. Theo thời gian, trẻ chỉ biết đòi hỏi và không coi trọng những gì người khác làm cho mình. Chúng trở nên vô ơn và khó có thể là người con hiếu thảo khi trưởng thành.

Một đứa trẻ ích kỷ sẽ lớn lên trong cô độc, thiếu vắng bạn bè, khó khăn khi hòa nhập vào xã hội... và còn nhiều hệ lụy khác nữa. Quan trọng nhất là đứa trẻ đó đã vô tình khước từ sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xung quanh.

5. Phải hiểu nước mắt không thể là vũ khí

Trong giáo dục con cái, cha mẹ cần có quy tắc riêng, không phải lúc nào cũng thỏa hiệp. Dù trẻ có khóc lóc, ăn vạ, nhưng bố mẹ không thể nhún nhường bởi nếu không trẻ sẽ đánh giá: "Chỉ cần khóc sẽ đạt được mọi điều mong muốn".

Cha mẹ luôn thỏa mãn những thứ trẻ muốn, vô tình hình thành quan điểm sai lầm về tính kỷ luật cũng như trật tự trong gia đình. Phải kiên quyết từ chối những yêu cầu vô lý để trẻ hiểu được nguyên tắc cuộc sống. Sau vài lần lặp lại, trẻ hiểu rằng đòi hỏi một cách vô lý sẽ không đạt được mục đích. Nếu cha mẹ mềm lòng thỏa hiệp một cách mù quáng, trẻ sẽ khó dạy dỗ hơn.

Cha mẹ cần tạo thói quen làm việc nhà từ sớm để con có khả năng tự chăm sóc bản thân, đồng thời rèn luyện được đức tính chăm chỉ. Ảnh minh họa.

Cha mẹ cần tạo thói quen làm việc nhà từ sớm để con có khả năng tự chăm sóc bản thân, đồng thời rèn luyện được đức tính chăm chỉ. Ảnh minh họa.

Quy tắc 3 không

1. Không lo lắng về những gì trẻ có thể làm

Nhà giáo dục nổi tiếng người Ukraine Suhomlinsky từng nói: "Trong quá trình trưởng thành của trẻ, những việc muốn làm cứ để chúng thử làm. Hãy tạo một môi trường tự do để trẻ phát triển tốt hơn".

Nếu cha mẹ muốn trau dồi khả năng sáng tạo, tự chăm sóc bản thân của trẻ, trước tiên phải học cách để con cái làm điều gì đó trong khả năng, ngay cả khi chúng thực sự gây rắc rối cho bố mẹ. Nhưng giáo dục là một quá trình như vậy, hãy để trẻ tự làm, tự đúc rút kinh nghiệm, bài học và tự trưởng thành.

2. Không lo lắng về lựa chọn của trẻ

Trong tiểu thuyết kinh điển dành cho thiếu nhi "Giết con chim nhại" của nhà văn Mỹ Harper Lee có viết: "Khi về già, nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy rằng đi du học, quyết định lập nghiệp, chọn người yêu và kết hôn, tất cả đều là những thay đổi quan trọng của cuộc đời. Người lớn chọn hướng đi cho mình và trẻ em cũng cần được quyền lựa chọn".

Bố mẹ nên cho con cái quyền tự do lựa chọn, ví dụ khi còn nhỏ để trẻ tự chọn mặc cái gì, làm cái gì. Như thế khi lớn lên, đứng trước lựa chọn có thể thay đổi vận mệnh, chúng mới biết bản thân nên làm thế nào để đưa ra lựa chọn thích hợp.

3. Không quan tâm tới bí mật của con cái

Bí mật là sự trưởng thành của ý thức cá nhân. Đối với trẻ, bí mật giống như sự hình thành cái tôi. Nếu phát hiện trẻ có bí mật, bố mẹ nên cảm thấy vui thay vì hoảng sợ. Có bí mật, nghĩa là trẻ đã có thế giới nội tâm và muốn có không gian độc lập. Vì thế, hãy trân trọng sự trưởng thành non nớt này.

Bố mẹ hiểu biết thực sự là cần giao tiếp tốt, hiểu trái tim của trẻ, chứ không phải tọc mạch vào sự riêng tư của trẻ. Với mỗi người, bí mật luôn có quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm và cần gánh vác một cách độc lập. Như vậy, có bí mật cũng là cách cần thiết để trẻ học cách tự lập và trưởng thành. Do vậy, cha mẹ hãy luôn cho phép trẻ được có bí mật của riêng mình.

(Theo Vy Trang/vnexpress)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn