Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 15/05/2024 09:09:00 AM - Lượt xem: 8 lượt xem.

Ngành dệt may Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc do hầu hết các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu đang kiềm chế được lạm phát, đã giúp sức mua tăng lên.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, các kho hàng tồn dư của các nhãn hàng đã giảm đi, một số doanh nghiệp dệt may hiện đã thông qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam để tìm những công ty nhỏ hơn thuê gia công lại đơn hàng.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng đến ít nhất 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 9 năm nay. Năm nay, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngàng đạt 44 tỷ USD được đánh giá là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may vẫn đối diện một số thách thức lớn khi ngành có khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp, nhưng chiếm tới 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ và phần lớn năng lực sản xuất vẫn dành cho xuất khẩu đang tạo ra sự mất cân đối lớn cho thị trường nội địa 100 triệu dân.

Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9 - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9. Ảnh minh họa.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, một trong những thách thức lớn với ngành dệt may không thể không kể đến đó chính là quá trình chuyển đổi số và hướng đến sản xuất thông minh. Đây là xu hướng tất yếu nên các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng, bằng việc dần chuyển đổi sang sản xuất tự động hóa, sản xuất thông minh làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh.

Thách thức lớn đối với doanh nghiệp dệt may đó là, lao động Việt Nam đang mất lợi thế giá rẻ. Hiện, Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó, có những dự án FDI đầu tư vào Việt Nam lên tới hàng tỷ USD, thu hút từ 3 - 5 nghìn lao động, các doanh nghiệp này đang cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp ngành dệt may trong thu hút nguồn lao động.

Ngoài những thách thức trên, vấn đề truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng ngành dệt may cũng trở nên rất khó khăn. Nhất là trong bối cảnh, việc truy xuất nguồn gốc ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, EU, Ấn Độ, Canada là quy định bắt buộc đối với hàng hoá nhật khẩu.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, ngành dệt may có lợi thế được Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam từ nay đến năm năm 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2035 từ năm 2022, dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, hướng đến phát triển hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn và hoàn thiện chuỗi giá trị.

 THEO VTV Digital BÁO VTV NEW 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn