1900.636.628

Xu hướng gia tăng và trẻ hóa người mắc bệnh đột quỵ

 

ẢNH ANH TÚ 

Ông Nguyễn Thiện Nam cho biết: “Bệnh đột quỵ hiện nay đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, trước đây bệnh đột quỵ thường xuất hiện ở tuổi 50 trở lên nhưng hiện nay đã xuất hiện từ tuổi 20. Theo thống kê tại VN, mỗi 1 năm có khoảng trên 230000 người bị đột quỵ, trong đó có hơn 1 nửa đã tử vong và số lượng cứu sống thì đến 90% để lại di chứng khá nặng nề như là rối loạn, liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ hoặc là trầm cảm, suy giảm trí nhớ…”

Hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đột quỵ gồm:
1. Nhồi máu cục bộ:

Động mạch vùng não nuôi cả vùng não đó bị xơ vữa, lâu ngày các tổ chức mỡ ở trong lòng mạch đó bám lại vào các động mạch, xảy ra tình trạng máu không nuôi dưỡng được vùng não đó hoặc những mảng xơ vữa ở những vùng khác bị vỡ ra hoặc những khối máu tụ, huyết khối ở vùng khác động mạch di chuyển đến vùng não đó dẫn đến tình trạng tắc. Tỉ lệ này chiếm 76%.

  1. Tình trạng vỡ mạch máu não:

Do động mạch não vỡ ra và chảy máu não, tràn vào não thất hoặc những mô não dẫn đến tình trạng đột quỵ. Tỉ lệ này chiếm 24%. Ngoài ra, nhiều người đột quỵ hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân.

Những dấu hiệu chúng ta nhận biết sớm được tình trạng đột quỵ?
Nhiều nước hiện nay đang dùng chung 4 chữ cái đó là: F.A.S.T (nhanh)
F: face (mặt): nhiều trường hợp sẽ bị liệt mặt, có những người sự liệt mặt không rõ nhưng khi họ cười lên thì dấu hiệu liệt mặt sẽ lộ ra.
A: arm (cánh tay): thông thường sẽ xuất hiện dấu hiệu liệt vận động, nếu liệt gốc chi chúng ta sẽ nhìn rõ, tuy nhiên có những trường hợp liệt ngoại chi làm khó phân biệt, lúc đó ta sẽ bảo bệnh nhân cầm nắm cốc, chén,…  những vật dụng đó khiến bệnh nhân rất khó cầm hoặc không cầm được.

S: speech (lời nói, giọng nói): trong đột quỵ thường xảy ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ, người ta thường khó nói hoặc không nói được.

T: time (thời gian): khi phát hiện ra tình trạng đột quỵ, không được chậm trễ, phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ngoài ra còn những dấu hiệu khác của bệnh nhân như là: đỏ ửng mặt lên, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa…

Những đối tượng dễ xảy ra đột quỵ:
1. Ít vận động, ít rèn luyện thân thể.
2. Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
3. Ít ăn rau xanh và ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, đồ rán, những người bị bệnh béo phì.
4. Những người trong gia đình có người bị đột quỵ
5. Những người mắc bệnh tim mạch, mắc bệnh lý về rung nhĩ, cao huyết áp hoặc bệnh lý về tiểu đường.

Ông Nguyễn Thiện Nam cho biết thêm: “Hiện nay thế giới rất tiến bộ về vấn đề đột quỵ, 80-90% người bị đột quỵ mà đến sớm trong vòng 6 giờ thì đều sẽ được điều trị để tưới máu, khi đó bộ não sẽ được phục hồi rất tốt, để lại di chứng rất ít, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên vì 1 lí do nào đó mà hiện nay, tỉ lệ đột quỵ hoặc tỷ lệ để lại di chứng cao là do đến viện rất muộn.”

Vậy khi phát hiện ra bệnh đột quỵ, chúng ta cần phải làm gì?
1. Nhanh chóng gọi xe cứu thương, không được chậm trễ để đưa đến bệnh viện
(Tận dụng thời gian trong 6 tiếng đầu, nếu ở HN đưa bệnh nhân đến bệnh viện Bạch Mai hoặc khoa đột quỵ; đưa bệnh nhân đến những bệnh viện, trung tâm điều trị đột quỵ tốt).

  1. Giữ bệnh nhân, không được để bệnh nhân ngã, vì có thể gây đa chấn thương.
  2. Không được tự ý điều trị đột quỵ. (Không tự ý châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, cạo gió và đặc biệt không được tự ý cho bệnh nhân uống thuốc huyết áp có thể dẫn đến tình trạng hoại tử não rất nguy hiểm).
  3. Giữ đường thở thông thoáng cho nạn nhân.

Chúng ta phải phòng chống bệnh đột quỵ như thế nào?
1. Thay đổi lối sống: tập thể dục thể thao hằng ngày.
2. Thay đổi chế độ ăn uống: ăn rau xanh, ăn nhiều thịt trắng, cá, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, mỡ, đồ ngọt, đồ mặn, rượu bia và thuốc lá…
3. Thay đổi lối sinh hoạt: không thức quá khuya, không tắm sau 23h.
4. Những người mắc bệnh lí về tim mạch, tiểu đường hoặc huyết áp thì phải thường xuyên đến khám bác sĩ theo định kỳ và tuyệt đối không được bỏ thuốc.

S-1959

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ