1900.636.628

Những bối cảnh tác động đến tình hình đơn hàng dệt may hiện nay

Ảnh: Chị Nguyễn Minh Trang – nhân viên PTT2 chia sẻ tới toàn thể CBCBV May 10

  • Tình hình Thế giới:
  • Kinh tế Trung Quốc: Dữ liệu chính thức ngày 16/05 cho thấy sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều tăng chậm hơn dự báo trong tháng 4/2023…

Một mối lo ngại lớn hơn là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ đã tăng lên mức kỷ lục 20.4%, cứ 5 thanh niên Trung Quốc thì có 1 người thất nghiệp. Theo các chuyên gia, dữ liệu thất nghiệp lần này là một trong những con số đáng thất vọng nhất của kinh tế Trung Quốc, thể hiện sự thiếu tự tin trong khu vực kinh tế tư nhân đang kìm hãm sự tăng trưởng.

  • Xuất khẩu dệt may Bangladesh giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái: kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước này đã giảm 2,49% trong tháng 3 và 16,52% trong tháng 4 xuống còn 4,64 tỷ USD và 3,95 tỷ USD, ghi nhận 2 tháng giảm liên tiếp sau 5 tháng tăng trưởng.
  • SRI LANKA: Xuất khẩu hàng dệt và may mặc giảm 13,8% xuống còn 1,27 tỷ USD trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm ngoái do suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong đó, mặt hàng may mặc giảm 14,9%. Tính riêng tháng 3 năm 2023, giá trị xuất khẩu dệt may của quốc gia này đã giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 416,2 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc giảm 10,7% xuống còn 379,5 triệu USD, dệt may giảm 0,3% xuống còn 28,5 triệu USD. Thị trường lớn nhất của Sri Lanka là Mỹ giảm 22% trong quý I xuống còn 470 triệu USD; thị trường EU cũng giảm 13% xuống còn 344 triệu USD; UK giảm 10% xuống 167,7 triệu USD.
  • Tình hình trong nước:

Đối với nhiều doanh nghiệp dệt may, nỗi kỳ vọng đơn hàng sẽ quay trở lại từ giữa năm nay đang dần lụi tàn khi hàng loạt thị trường xuất khẩu lớn vẫn chưa có tín hiệu phục hồi, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới vẫn ở trạng thái bất định.

  • Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quí I vừa qua, do tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng tiếp diễn, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc. Cụ thể, cả nước có gần 150.000 lao động mất việc trong 3 tháng đầu năm, trong đó, tập trung đa số (55,2%) ở các lao động thuộc các ngành dệt may. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quí I vừa qua, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 7,17 tỉ đô la, giảm 17,7% (tương ứng giảm 1,54 tỉ đô la) so với cùng kỳ năm trước.
  • Bước sang quí II, nhìn chung tình hình vẫn không mấy khả quan đối với kinh tế thế giới nói chung và ngành dệt may nói riêng. Suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hiện nay đã đẩy nhu cầu suy giảm tại các quốc gia nhập khẩu dệt may lớn như Mỹ, EU,…

Theo cập nhật đơn hàng của 2 PTT thì đến thời điềm này các XN đã đủ hàng hết Tháng 7. Tháng 8, 9 và quý 4 thông tin không có nhiều, vẫn tiếp tục cập nhật. Hàng sẽ thiếu trong T9+10 và có thể quay lại từ T11. Với tình hình thị trường như trên, Phòng thị trường quyết tâm triển khai thực hiện các giải pháp sau:

+ Tập trung tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong Tổng công ty trong các quý III và quý IV năm 2023.

+ Thành lập nhóm chuyên trách phát triển thị trường, từng bước tiếp cận người mua cuối cùng, sourcing khách hàng, nhà cung cấp. Tìm kiếm nguồn cung ứng NPL khác như Ấn Độ, Paskistan, Hàn Quốc, Thái Lan… đặc biệt phát triển mạnh mảng sourcing NPL trong nước để tận dụng các hiệp định CPTPP, EVFTA, các hiệp định song phương khác để không bị quá lệ thuộc vào nguồn cung ứng của Trung Quốc.

+ Phát triển thêm khách hàng mới, thị trường mới như Thái Lan, Philippines – Thị trường nhỏ, giá rẻ, nhưng có ưu đãi về thuế quan trong khối Asean. Thị trường Úc; Azerbaijan…

Ý thức được sự khó khăn của thị trường nói chung và của ngành dệt may nói riêng, toàn thể cán bộ, công nhân viên của May 10 cần cùng chung tay góp sức, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động để vượt qua khó khăn này, đưa May 10 tiếp tục phát triển vững vàng hơn.

S1959

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ