Một số giải pháp trong công tác NC-TCSX của Phòng Kỹ thuật
Qua các buổi chia sẻ đầu tuần của TGĐ, ban lãnh đạo TCT cũng như thông tin chia sẻ của 2 phòng Thị trường thì ngành dệt may trong nước đang rất khó khăn. Đơn hàng dệt kim, dệt thoi đặc biệt là sơ mi và jacket giảm. Số lượng đơn hàng ngày càng nhỏ lẻ, đơn giá gia công giảm, các doanh nghiệp bất chấp giảm giá để duy trì việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó khách hàng yêu cầu rút ngắn lead time sản xuất các đơn hàng. Chất lượng ngày càng đòi hỏi cao hơn, kết cấu phức tạp và thời trang. Việc này cũng đòi hỏi các XN nói chung và khâu phục vụ SX như phòng Kỹ thuật nói riêng buộc phải nghiên cứu cải tiến công tác tổ chức sản xuất để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với vai trò của Phòng kỹ thuật là phát triển mẫu, giúp phòng Thị trường và TCT tìm kiếm đơn hàng, nhân viên của phòng luôn cố gắng hết sức để nghiên cứu, phục vụ sản xuất, may mẫu đạt chất lượng và đảm bảo tiến độ nhanh, rút ngắn thời gian khâu đầu vào, có nhiều thời gian cho khâu sản xuất để thúc đẩy năng suất.
Anh Trịnh Đức Sơn một số giải pháp trong công tác NC-TCSX như sau:
I/ Đối với Phòng kỹ thuật:
- Tất cả các nhân viên IE đều truy cập vào hệ thống Miti phân hệ Kỹ thuật để chủ động nghiên cứu TLKT từ đầu, không chờ đợi nhân viên quy trình làm QTSX mới nghiên cứu. Trên hệ thống Miti đã cập nhật rất đầy đủ thông tin đơn hàng (Trong năm 2022 nhóm IE kết hợp cùng với kỹ thuật nghiên cứu 469 đơn hàng kết cấu khó và phức tạp)
- Phân công cụ thể cho từng nhân viên theo nhóm gồm có (nhân viên IE, Fittech, Mẫu mỏng) thực hiện công tác nghiên cứu trước SX, để từng cá nhân chủ động, kết hợp trong công tác nghiên cứu ngay từ khi có tài liệu của khách hàng.
- Nghiên cứu chế thử các bộ phận mới, khó, bộ phận then chốt trước khi đưa sang cắt, may SP mẫu (Trong năm 2022 nhóm IE nghiên cứu và chế thử 251 công đoạn khó và phức tạp)
- Cảnh báo vướng mắc, phát sinh và giải pháp cho các bộ phận, phòng ban liên quan, kết hợp làm việc, đàm phán với khách hàng ngay từ sản phẩm mẫu. Trong công tác nghiên cứu sản xuất để có hiệu quả cao yêu cầu người nghiên cứu phải linh hoạt với các chủng loại sản phẩm, đa dạng chất liệu và tinh gọn, phù hợp với tình hình hiện nay cũng như yêu cầu rút ngắn lead time của khách hàng.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Phân công cụ thể người kèm cặp trong công tác nghiên cứu, người có kinh nghiện và người mới (khi có vấn đề khó thì chúng tôi đưa lên nhóm thảo luận để huy động sức sáng tạo của cả tập thể. Từng nhóm xây dựng kế hoach đào tạo nội bộ để nâng cao trình độ cho các nhân viên mới và nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Hàng tháng từng nhân viên thống kê kết quả, sản lượng mã hàng đã có nhiều đơn hàng có cảnh báo, cải tiến, giải pháp trong công tác nghiên cứu khi mình được phân công đó cũng là 1 nội dung để đánh giá hệ số KPI cho từng nhân viên khích lệ nhân viên không ngừng học hỏi.
- Nghiên cứu và áp dụng phiếu công nghệ (Trên phiếu được cập nhật tất cả các phát sinh, cảnh báo, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, triển khai sản phẩm mẫu để có biện pháp giải quyết) bắt đầu áp dụng từ tháng 2 năm 2023 và chuyển giao phiếu công nghệ đó theo sản phẩm xuống tới các đơn vị sản xuất.
- Tiếp nhận thông tin phản hồi của KT, IE các XN và cùng nghiên cứu phối hợp giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh trong sản suất.
- Đối với đội ngũ KT và IE các XN thực hiện các yêu cầu:
- Cần làm đúng chức năng và nhiệm vụ của nhân viên IE và KT tại các XN
- Phối kết hợp và thông tin kịp thời với KT, IE TCT và các phòng ban với các phát sinh vướng mắc trong quá trình nghiên cứu và chuẩn bị sản suất tại đơn vị.
- Bên cạnh đó để đảm bảo năng suất ngay từ ngày đầu không bị giảm, các khâu trong các xí nghiệp phải thực hiện các nội dung chính trong quy trình chuyển đổi sản phẩm như sau:
1/ Trong công tác kế hoạch:
– Với tình hình các đơn hàng như hiện tại cần các bộ phận, vị trí trên từng xí nghiệp cập nhật nhanh và ổn định kế hoạch ngắn hạn là rất quan trọng.
– Một mặt việc đôn đốc, kiểm tra, bám sát các điều kiện cho khâu chuẩn bị & thông tin, báo cáo kịp thời các phát sinh trong quá trình tiếp nhận cũng rất cần thiết.
2/Trong công tác nghiên cứu: Thực hiện theo đúng hệ thống trong công tác NC và TCSX, chế thử áp dụng công nghệ, thiết bị, cữ gá phù hợp với kêt cấu từng chủng loại sản phẩm, tổ chức các buổi họp trước may mẫu PP và sản suất….
Đăc biệt IE +KT phải nghiên cứu kỹ từ khi may mẫu PP để hạn chế tối đa những phát sinh khi vào chuyền .
3/Với công tác chuẩn bị:
– Đội ngũ KT, IE, Cơ điện cần chuẩn bị thiết bị + cữ gá đúng, đủ, dự phòng theo định biên, chỉnh máy theo đúng chất liệu vải.
– Việc chuẩn bị nguồn nhân lực: cần sự kết hợp giữa CBQL + IE phân công lao động hợp lý và lập kế hoạch đào tạo công nhân trên các công đoạn mới, khó, công đoạn then chốt.
– Làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất như: Định biên và chuẩn bị thiết bị, phân công lao động thực tế và thiết kế chuyền….
4/Công tác triển khai: Sau khi chuẩn bị công tác triển khai cần được thực hiện trên các bước sau:
– Chạy pilot run, may rải 5 sản phẩm đầu chuyền, may mokup các công đoạn khó.
-Tạo vốn: Cắt và may trước các công đoạn khó, công đoạn then chốt.
-Thực hiện rải chuyền và cân bằng chuyền.
5/ Một phần không thể thiếu từ khâu nghiên cứu đến khâu triển khai là công tác kiểm tra kiểm soát.
-Thực hiện đúng công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng & Thông tin và cập nhật tất cả các vướng mắc phát sinh liên quan đến chất lượng với các bên liên quan để giải quyết kịp thời.
Kết thúc phần chia sẻ, anh Sơn khẳng định: “Tình hình việc làm trong ngành may đang rất khó khăn, hiện tại Ban lãnh TCT và 2 phòng Thị trường vẫn đang tìm kiếm và duy trì được việc làm cho người lao động, chúng ta hãy cùng chung tay để vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách này. Tôi tin rằng nếu mọi người cùng đồng lòng quyết tâm, làm việc bằng cả trái tim thì chúng ta có thể làm được mọi việc khó.”
Hồng Hạnh