Điểm tin ngày 28/02/2022
Ảnh: Anh Tú
Báo Điện tử Dân trí đưa tin: “Người dân lo mắc Covid-19 quá mức nên mua kit test bất kể giá nào”
Theo đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, nỗi lo mắc Covid-19 của người dân đang quá mức dẫn đến việc nhà nhà đi mua kit test. Từ đó dẫn đến khan hiếm hàng, đẩy giá kit test và thuốc chữa bệnh lên cao.
Những ngày sau Tết Nguyên đán, dịch bệnh bùng phát ở Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước đã đẩy kit test Covid-19 và thiết bị, vật tư y tế lên cao gấp nhiều lần. Cụ thể, cùng bộ kit test của Hàn Quốc ở một cửa hàng giá là 65.000 đồng, nhưng khi sang cửa hàng khác thì giá đã bị đẩy lên là 95.000 đồng.
Do dịch bệnh bùng phát, các mặt hàng khan hiếm, trong khi đó người dân lại quan tâm đến sức khỏe, bằng mọi giá phải mua được kit test, nên giá mặt hàng này bị đẩy lên cao.
Qua hơn 3 năm dịch bệnh bùng phát, kinh tế nhiều gia đình đã rất kiệt quệ. Vậy mà giá cả các loại thuốc chữa bệnh và kit test lại tăng cao sẽ tác động vào thu nhập của nhiều gia đình, khiến họ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy, theo tôi cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc để kit test Covid-19 và thiết bị, vật tư y tế được bán đúng với bảng giá.
Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên người dân không nên hoang mang khi dịch bệnh bùng phát đi mua kit test tràn lan như hiện nay dẫn đến lãng phí. Mà chỉ khi nào xuất hiện triệu chứng như ho, sốt, đau họng thì mới test. Chúng ta nên tin vào khoa học, bởi những khuyến cáo của ngành y tế đã được cơ quan chuyên môn nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Và khi chúng ta tin vào khoa học thì sẽ bình tĩnh hơn khi dịch bệnh bùng phát. Từ đó, mới có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh khi mở cửa nền kinh tế.
Báo Sức khỏe và Đời sống chia sẻ thông tin: “Người bệnh COVID-19 không xông hơi toàn thân, không bôi dầu cao xoa”
Hiện nay rất nhiều người bệnh COVID-19 xông hơi toàn thân, bôi dầu cao xoa với hy vọng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, theo lý luận của Đông y thì việc làm này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Mặc dù triệu chứng ban đầu của bệnh COVID-19 giống cảm lạnh, nhưng không có nghĩa được dùng bài thuốc, phương pháp chữa cảm lạnh để chữa COVID-19.
- Nếu cảm lạnh thì xông hơi, bôi dầu cao xoa sẽ hiệu quả.
- Bệnh COVID-19 sẽ nặng lên nếu xông hơi toàn thân hay bôi dầu cao xoa.
Y học hiện đại xếp cảm cúm (cúm mùa) là loại bệnh do virus, bệnh dễ gây biến chứng sưng phổi và dễ lây lan nhanh trong cộng đồng (yếu tố dịch tễ).
Virus cúm hay SARS- CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng vào phổi (Phế kinh), không qua da và lỗ chân lông (bì phu, tấu lý) nên dù có xông hơi hay bôi dầu cao xoa cũng không diệt hết virus.
Quá trình xâm nhập, virus gây sưng viêm tế bào niêm mạc mũi, họng và phổi, làm mất nhận thức mùi vị; nếu ta bôi dầu cao xoa hay xông hơi thì niêm mạc đang viêm sưng (khô), sẽ sưng nề (ẩm) nặng hơn, càng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn, bệnh sẽ nặng hơn.
Báo Lao động có bài: “Dấu hiệu nhận biết trẻ F0 chuyển nặng cần nhập viện”
https://laodong.vn/y-te/dau-hieu-nhan-biet-tre-f0-chuyen-nang-can-nhap-vien-1018396.ldo
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường – Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, các dấu hiệu trẻ mắc COVID-19 cần nhập viện:
– SpO2 < 94-96%, trẻ nhỏ thường đo ngón chân cái nếu ngón tay không đo được. Nếu không đo được sẽ quan sát môi bé, 2 cánh mũi, móng tay có bị nhợt nhạt không? Nếu có cần nhập viện.
– Sốt cao (> 38,5 độ C) hoặc hạ thân nhiệt (< 36 độ C). Sốt khó hạ khi phối hợp cả Paracetamol và Ibuprofen; Sốt cao có tiền sử co giật.
– Co giật: bé co giật, mất ý thức trong cơn, tay chân co quắp,…
– Nôn nhiều (≥ 4 lần trong 1 giờ hay ≥ 6 lần trong 4 giờ). Nôn nhiều dẫn đến mất nước, mất điện giải gây nguy hiểm tính mạng.
– Bú kém, đặc biệt là bỏ bú dài. Theo đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nếu bé bỏ bú là mất nguồn cung năng lượng.
– Cử động ít (chỉ cử động khi kích thích hoặc không cử động) hoặc li bì khó đánh thức hay quấy khóc nhiều – biểu hiện thiếu oxy não, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
– Bé thở nhanh (trẻ nhỏ hơn 2 tháng: nhịp thở > 60 lần/ phút; 2 – 11 tháng: nhịp thở > 50 lần/ phút; 1 – 5 tuổi: nhịp thở > 40 lần/phút; lớn hơn 5 tuổi: nhịp thở > 30 lần/phút);
Cánh mũi phập phồng theo nhịp thở hoặc thở rên; Thở có tiếng rít hoặc khò khè; Tím tái môi, tai, đầu tay chân; Bé thở gắng sức: co kéo cơ gian sườn, phải cố gắng thở.
– Đi ngoài phân lỏng tóe nước > 3 lần/ngày (phân lỏng hoặc tóe nước cần gọi bác sĩ ngay); Tiêu chảy kéo dài ≥ 14 ngày; Tiêu chảy có máu trong phân.
– Thóp phồng (phía trước đỉnh đầu) nghĩ đến bệnh lý thần kinh.
– Chảy mủ tai (do viêm tai giữa, rách màng nhĩ).
– Mắt trẻ bị viêm tấy hoặc chảy mủ.
– Mụn mủ da nặng hay nhiều mụn mủ (≥ 10 mụn mủ).
– Rốn trẻ sưng tấy hoặc chảy mủ.
Niêm mạc phổi (phế nang) cần thoáng mát tạo điều kiện tốt cho trao đổi oxy và carbonic giữa không khí và hồng cầu; nhưng do phế nang bị tổn thương, lại sưng nề (thấp nhiệt) ngăn cản quá trình này.
SARS-CoV-2 là virus thuộc nhóm gây suy hô hấp cấp làm giảm mạnh khả năng trao đổi oxy, càng làm hồng cầu thiếu oxy nặng. Nếu chúng ta xông hơi cho người mắc COVID-19, mồ hôi ra nhiều sẽ làm giảm lượng nước (tân dịch) trong máu, làm máu cô đặc lại dẫn đến rối loạn chất điện giải (thiếu về chất và giảm về lượng), gây ngộ độc tế bào, nguy cơ tử vong cao hơn người không xông hơi.
S1959 (Tổng hợp)