1900.636.628

Điểm tin ngày 25/07/2022

Báo Người lao động có bài: Dệt may năm 2022: Thách thức đạt xuất khẩu 43 tỉ USD.

https://nld.com.vn/kinh-te/det-may-nam-2022-thach-thuc-dat-xuat-khau-43-ti-usd-2022072420090204.htm

Năm 2022 là thời điểm các doanh nghiệp (DN) dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 22,3 tỉ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù tăng trưởng ấn tượng nhưng ngành dệt may vẫn đối diện nhiều khó khăn, thách thức trong 6 tháng cuối năm.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho rằng 6 tháng cuối năm, ngành dệt may còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức trước mắt khi nguy cơ tái bùng phát bởi các biến chủng Covid-19 mới vẫn hiện hữu.

Lãnh đạo VITAS nhấn mạnh bất lợi về tỉ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng là những thách thức mà DN dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

Đặc biệt, tình trạng đồng euro mất giá gây ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu dệt may bởi sẽ làm giá thành hàng hóa cao lên trong bối cảnh người dân đang thắt chặt “hầu bao”. “Nhìn chung, sức mua tại thị trường này sẽ giảm đi. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may tất cả các nước vào thị trường EU đều sẽ bị ảnh hưởng chứ không riêng dệt may Việt Nam. Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng toàn ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 42 – 43 tỉ USD”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhấn mạnh.

Báo Sức khỏe và Đời sống có bài: Hơn 16.000 người trên thế giới mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống.

https://suckhoedoisong.vn//hon-16000-nguoi-tren-the-gioi-mac-benh-dau-mua-khi-bo-y-te-khuyen-cao-6-bien-phap-phong-chong-16922072419115111.htm

Theo thông tin tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ diễn ra chiều ngày 24/7 do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp cho biết ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO. 

Tại Việt Nam, đến ngày 24/7/2022 chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tuy nhiên theo các chuyên gia, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. 

Báo điện tử Vietnamnet đưa tin: Dự báo thời tiết 25/7: Nắng nóng quay trở lại miền Bắc và Trung Bộ, Hà Nội 37 độ.

https://vietnamnet.vn/du-bao-thoi-tiet-25-7-nang-nong-quay-tro-lai-mien-bac-va-trung-bo-ha-noi-37-do-2042881.html

Dự báo thời tiết ngày 25/7, các tỉnh, thành miền Bắc và Trung Bộ bắt đầu bước vào đợt nắng nóng mới kéo dài 3-5 ngày, nhiệt độ có nơi cao trên 37 độ; nhưng chiều tối vẫn xuất hiện mưa giông.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (25/7), sau nhiều ngày mưa giông, tiết trời dịu mát ở khu vực Bắc và Trung Bộ thì nay nắng nóng quay trở lại, với nhiệt độ cao nhất ở miền Bắc từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Khu vực Hà Nội, trong 2 ngày trên, trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ