1900.636.628

Điểm tin ngày 24/02/2022

Báo Hà Nội mới đưa tin: Lần đầu Việt Nam ghi nhận hơn 60.000 ca Covid-19 trong 24 giờ.

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1025453/lan-dau-viet-nam-ghi-nhan-hon-60000-ca-covid-19-trong-24-gio

Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới. Đây là số ca mắc kỷ lục được ghi nhận tại nước ta kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.972.378 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 84 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Báo điện tử Dân trí có bài: Chúng ta đang quá lãng phí test nhanh!

https://dantri.com.vn/blog/chung-ta-dang-qua-lang-phi-test-nhanh-20220223214920214.htm?gidzl=X5uFT0cywn-5Hmvs3AVi7uT52tGKy-WRdX098HBylqYRIrbo5wtkJCiU0Y4L_E18dnjH8pIzrTHV2BpY7G

Với biến thể Omicron, nếu chúng ta cứ tiếp tục test tràn lan như hiện nay, không những rơi vào tình trạng khủng hoảng khan hiếm kit test mà còn khủng hoảng trầm trọng nguồn nhân lực lao động. Ý kiến của bác sỹ Trần Văn Phúc, BV đa khoa Xanh – Pôn.

Mỗi ngày Hà Nội của chúng ta có thể đạt đỉnh 40.000 ca. Trong bối cảnh ấy, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng kit test xét nghiệm Covid, cả PCR lẫn test nhanh kháng nguyên.

Chúng ta đang sử dụng test nhanh rất lãng phí. Có những bệnh nhân theo dõi tại nhà, ngày test đến 3 lần sáng trưa chiều tối, hôm nào cũng test để xem vạch T nhạt hơn chưa và khi nào thì âm tính. Một người dương tính thì cả nhà đều test liên tục. Có triệu chứng test, không triệu chứng cũng test, thậm chí có gia đình chẳng ai nhiễm nhưng test thường xuyên vì sợ hãi Covid.

Thế giới hiện đã khan hiếm test nhanh Covid. Những quốc gia giàu có về tiền bạc với nền y tế cực kì phát triển, nhưng khi đối mặt với biến thể Omicron, đang rơi vào khủng hoảng khan hiếm trầm trọng test nhanh Covid. Từ Mỹ, đến châu Âu, rồi châu Á như Nhật Bản hay Australia, mặc dù đã lường trước tình huống và có sự chuẩn bị trước, nhưng đều bị thiếu kit test.

Mỹ đã kêu gọi người dân không xét nghiệm nếu không có triệu chứng! Florida đưa ra “chỉ số tin cậy” xét nghiệm Covid, theo đó chỉ nên test khi kết quả mang lại “giá trị cao – high value”, và ngược lại “giá trị thấp – low value” thì không cần test.

Nếu chúng ta cứ mắc kẹt trong cái bẫy mang tên “Đại dịch Covid-19”, khi mà biến thể Omicron đang bắt đầu tấn công ồ ạt, thì chúng ta sẽ đối mặt với khủng hoảng khan hiếm nghiêm trọng về kit test xét nghiệm, khủng hoảng nguồn nhân lực lao động, khủng hoảng về hệ thống y tế với nguy cơ đổ vỡ. Nên thay đổi quan niệm về dịch bệnh để không bị khủng hoảng.

Báo Tin tức có bài: Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19.

https://baotintuc.vn/the-gioi/chuyen-gia-khuyen-cao-bao-ve-suc-khoe-tre-em-hau-covid19-20220224063258901.htm

Mặc dù nhiều số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, nhưng rủi ro với nhóm đối tượng này là không thể loại trừ, đặc biệt là hội chứng COVID kéo dài và hội chứng dễ viêm nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia y tế kêu gọi ưu tiên sức khỏe của trẻ em.

Theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, tiêm chủng bằng vaccine của BioNTech-Pfizer có thể đạt hiệu quả chống lại hội chứng PIMS tới 91% ở trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Vì vậy, kêu gọi tất cả các gia đình có trẻ em hoặc thanh thiếu niên trên 12 tuổi nên tiêm chủng, điều này phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban thường trực về tiêm chủng của Đức (Stiko). Đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, Stiko cũng cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu các gia đình có nguyện vọng. Các bác sĩ cho biết bất cứ đối tượng nào từ 5 tuổi trở lên cũng có thể tiêm vaccine.

Theo các chuyên gia, vì nhiều lý do khác nhau, đại dịch COVID-19 đã gây ra gánh nặng quá lớn cho trẻ em và thanh thiếu niên. Không chỉ là lây nhiễm, với các hội chứng như PIMS hoặc COVID kéo dài, mà những gánh nặng tiềm ẩn từ những tác động gián tiếp của đại dịch như phong tỏa; các vấn đề gia đình như căng thẳng, sợ hãi, bệnh tật, tử vong hoặc mất kế sinh nhai, mất tương tác xã hội… Các chuyên cho rằng cần phải kết hợp một cách thận trọng giữa kiểm soát tình trạng lây nhiễm và các biện pháp ổn định tâm lý xã hội, thích ứng với tình hình cụ thể.

 

S1959 (tổng hợp)

 

 

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ