1900.636.628

Điểm tin ngày 19/02/2022

Báo điện tử VTV News có bài: Hà Nội tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19.

https://vtv.vn/xa-hoi/ha-noi-tang-cuong-bien-phap-phong-chong-covid-19-2022021900171962.htm

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K+ vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”… là những biện pháp được Hà Nội nhấn mạnh. Đó là yêu cầu được đưa ra trong Công điện chiều 18/2 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội sẽ tăng cường giám sát người nhập cảnh, đặc biệt người về từ các vùng đã ghi nhận biến chủng Omicron; Tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, hoàn thành trong quý I năm nay; Rà soát và bổ sung giường điều trị COVID-19, tập trung bảo đảm giường bệnh điều trị tầng 2, tầng 3 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.

Vận hành liên tục Tổng đài 1022 để tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh liên quan đến phòng, chống dịch, an sinh xã hội và phát thuốc kịp thời.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở dịch vụ. Tăng cường triển khai lắp đặt thiết bị quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip để kiểm soát người ra vào cơ quan, đơn vị.

Báo Công lý có bài: Ngành dệt may khởi sắc nhưng không thể chủ quan.

https://congly.vn/nganh-det-may-khoi-sac-nhung-khong-the-chu-quan-203650.html

Với những tín hiệu lạc quan từ thị trường, năm 2022 được xem là năm bứt phá của dệt may sau giai đoạn COVID-19, nhưng cũng sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt mà nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ rơi vào thế “lợi bất cập hại”.

Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý 3/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ thế nào sau đó vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch. 

Trước những thách thức của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, vì đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới. Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do…

Báo Người lao động có bài: Không chủ quan với bệnh cúm.

https://nld.com.vn/suc-khoe/khong-chu-quan-voi-benh-cum-20220218203305467.htm

Cùng với Covid-19, virus cúm mùa đang liên tục biến đổi, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cộng đồng

PGS-TS-BS Cao Hữu Nghĩa, giảng viên Trung tâm Đào tạo Viện Pasteur TP HCM, cho biết ai cũng có thể nhiễm cúm, nhất là người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính (tim mạch, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường…), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Gây nhiều biến chứng

Theo BS Cao Hữu Nghĩa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, không ít người đã ngộ nhận, lơ là, chủ quan trong phòng ngừa cúm vì cho rằng Covid-19 và cúm là giống nhau. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh khác nhau do các virus khác nhau gây ra. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm cúm mùa, kể cả những người khỏe mạnh và các biến chứng do cúm gây ra có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận hằng năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa với 3-5 triệu ca bệnh nặng. Trong đó, có đến 650.000 ca tử vong trên toàn thế giới, tương đương mỗi phút có một người tử vong vì cúm. Hầu hết trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người trên 65 tuổi.

Ở trẻ nhỏ, cúm mùa gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, làm trầm trọng hơn các bệnh lý đang có, đặc biệt là gây nguy cơ viêm cơ tim.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ