1900.636.628

Điểm tin ngày 18/08/2022

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế đưa tin: Việt Nam ghi nhận biến thể phụ BA.2.74 của Omicron.

https://covid19.gov.vn/viet-nam-ghi-nhan-bien-the-phu-ba274-cua-omicron-171220817152046376.htm

Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác; trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ các trường hợp mắc COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo trong vòng 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để kịp thời để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.370.462 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.631 ca nhiễm).

Báo Sức khỏe và Đời sống có bài: Sự nguy hại của rác thải nhựa với đời sống con người

https://suckhoedoisong.vn/su-nguy-hai-cua-rac-thai-nhua-voi-doi-song-con-nguoi-169220817145023594.htm

Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 – 10% trong rác thải sinh hoạt. Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Rác thải nhựa thường tồn tại dưới các dạng vật thể như: ống hút, vỏ chai, túi nilon… là các vật dụng được tổng hợp từ chất hóa học hữu cơ (như nhựa PE). Hiện tượng ô nhiễm trắng gây ra bởi rác thải nhựa bắt nguồn từ việc xả rác nhựa ra môi trường của con người.

Không thể phủ nhận rằng, vật dụng bằng nhựa có nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.

Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…

Mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.

Báo điện tử VTV News có bài: Mưa lũ sẽ dồn dập hơn vào cuối năm.

https://vtv.vn/xa-hoi/mua-lu-se-don-dap-hon-vao-cuoi-nam-20220818014545163.htm

Việt Nam từ đầu năm đã ghi nhận nhiều trận mưa lớn hiếm gặp. Tần suất ngày càng gia tăng. Hệ quả ngập lụt cũng ngày một nghiêm trọng hơn.

Tính từ đầu mùa mưa tới nay, Thủ đô Hà Nội đã phải hứng chịu 4 trận mưa lớn hàng trăm mm và gây ngập sâu. Biến đổi khí hậu và hiệu ứng đô thị làm tần suất xảy ra mưa lớn cực đoan ở Hà Nội ngày càng dày đặc. Trước kia, có khi phải vài năm hoặc vài chục năm mới xuất hiện 1 trận mưa như vậy, còn từ tháng 5 tới nay, trung bình mỗi tháng, có 1 trận.

Liên quan diễn biến thiên tai, mưa lũ khi dự báo hiện tượng La Nina vẫn kéo dài, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống Thiên tai cho biết, từ giờ đến cuối năm phải chịu từ 8 – 10 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Mưa lũ dồn dập vào tháng 10 và tháng 11. Lượng mưa như nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia có thể sẽ tăng lên từ 30% – 50% so với trung bình nhiều năm. Đây là những thiên tai có nguy cơ rủi ro rất lớn cho người dân ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ