1900.636.628

Điểm tin ngày 17/03/2022

 

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử VTV News có bài: 10 dấu hiệu cần đi khám hậu COVID-19.

https://vtc.vn/10-dau-hieu-can-di-kham-hau-covid-19-ar666342.html

Theo BS CKII Trần Minh Thảo, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 có nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh. 

Sau khi khỏi bệnh, nếu xuất hiện một trong số các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám hậu COVID-19, nhất là với những người bệnh có bệnh lý nền mà mắc một trong các dấu hiệu này thì phải đến bệnh viện để khám ngay: Sốt nhẹ; Khó thở; Tức ngực; Ho kéo dài; Mệt mỏi; Đau cơ; Rối loạn nhịp tim; Rối loạn tiêu hóa; Huyết áp không ổn định; Rụng tóc…  

Bên cạnh đó, BSCKII. Trần Minh Thảo cũng đưa ra ác triệu chứng hay gặp nhất gồm:

Rối loạn tâm thần kinh

– Bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động, khó ngủ hoặc ngủ ít

– Nặng đầu, giảm trí nhớ

– Mệt mỏi, chân tay lạnh, đổ mồ hôi trộm

Tổn thương tim và mạch máu

– Nhịp nhanh, rối loạn nhịp tim. Nguy hiểm hơn là viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, hình thành cục máu đông gây tắc mạch vành, nhồi máu cơm tim và suy tim.

– Di chứng mạch máu phổ biến nhất là đông máu gây huyết khối làm thuyên tắc phổi, đột quỵ não.

Hô hấp:

– Khó thở, hụt hơi

– Viêm phế quản phổi

Để giảm tỷ lệ nhập viện do hậu COVID-19 gây ra, BSCKII Trần Minh Thảo khuyên người dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1 – 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh. Đặc biệt, với nhóm người có bệnh lý nền, tuổi > 60 tuổi, những người khi mắc bệnh COVID-19 đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và các đối tượng khác nhưng có các triệu chứng nặng nề hoặc bất thường cần phải đi khám ngay sau khi khỏi bệnh.

Báo Sức khỏe và Đời sống có bài: Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài.

https://suckhoedoisong.vn/gioi-khoa-hoc-ly-giai-nguyen-nhan-dan-den-hoi-chung-covid-keo-dai-169220316203936288.htm

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Nghiên cứu của Đại học Y Harvard công bố đầu tháng này đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus, qua đó giúp giải thích nguyên nhân dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Một lý giải khác là virus SARS-CoV-2 đã tấn công các tế bào và mạch máu khi lây lan trong cơ thể và để lại những tổn thương sau đó. Virus này có thể tấn công các cơ quan như phổi, tim, thận và gây viêm nhiễm.

Một nghiên cứu của Anh đăng trên tạp chí Nature cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa COVID-19 và sự thay đổi rõ ràng trong cấu trúc não. Ngoài hai lý do trên, còn có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến hội chứng COVID kéo dài.

Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 7/2021 cho thấy các triệu chứng trên có thể là kết quả của việc các virus khác trong cơ thể được kích hoạt trở lại.

Bên cạnh việc nghiên cứu các bệnh nhân bị hội chứng COVID kéo dài, các nhà khoa học cũng đang xem xét tác động lâu dài của những loại virus tương tự để xác định nguyên nhân dẫn tới hội chứng này.

Báo điện tử VnExpress có bài: Việt Nam nghiên cứu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư.

https://vnexpress.net/viet-nam-nghien-cuu-tiem-mui-vaccine-covid-19-thu-tu-4439675.html

Việt Nam đã nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thần tốc hơn nữa, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tiêm vaccine; không để sót, lọt người trong diện tiêm. Việt Nam phấn đấu hoàn thành tiêm mũi thứ hai cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi trong tháng 3; chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi ngay khi được phân bổ.

Việt Nam đã tiêm được hơn 200 triệu liều vaccine, cơ bản phủ đủ liều cho nhóm dân số từ 12 tuổi, đạt tỷ lệ cao so với các nước. Các đơn vị đã hoàn thành thủ tục mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Dù dịch bệnh tăng cao trên diện rộng, nhiều mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh trên cả nước được đảm bảo. Số ca nhiễm mới tăng nhưng số ca tử vong, chuyển nặng, nhập viện đều giảm.

S1959 (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ