1900.636.628

Điểm tin ngày 16/02/2022

Ảnh: Anh Tú

Báo Người lao động có bài: Thêm sân chơi bổ ích cho đoàn viên.

https://nld.com.vn/cong-doan/them-san-choi-bo-ich-cho-doan-vien-20220215192839367.htm

Công đoàn Dệt may Việt Nam vừa phát động cuộc thi “Bếp nhà dệt may” dành cho cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ thuộc hệ thống ngành Dệt May Việt Nam.

Người dự thi sẽ quay và dựng video clip, đăng trên Tiktok với một trong những nội dung: nấu ăn; cắt tỉa, trang trí rau củ quả; cắm hoa; thể hiện một số mẹo vặt trong gia đình… Phần mô tả giới thiệu ngắn gọn về video, thông tin người dự thi (họ tên, tên công ty đang làm việc) kèm theo hashtag #congdoandetmay #bepnhadetmay.

Ban tổ chức dự kiến sẽ trao 16 giải thưởng cá nhân và 18 giải thưởng tập thể dành cho các cá nhân và tập thể xuất sắc. Thời gian dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 26-2. 

Báo Giáo dục Thời đại có bài: Xưng hô trong trường học: Yêu cầu quan trọng nhất là thể hiện sự tôn trọng.

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/xung-ho-trong-truong-hoc-yeu-cau-quan-trong-nhat-la-the-hien-su-ton-trong-9mna7zB7g.html

Vài ngày qua, cuộc tranh luận về cách xưng hô giữa giáo viên và học sinh đang xôn xao trên mạng xã hội. Vậy thầy cô và học sinh – những người trong cuộc, họ mong muốn cách xưng hô nào?

Nhiều người cho rằng, việc xưng “con” dù mang ý nghĩa rất tình cảm nhưng lại phân chia vị thế cao thấp rõ ràng, tác động sâu vào ý thức, định hình một lối suy nghĩ thiếu sự tự tin, lúc nào cũng khúm núm, luôn nghĩ mình nhỏ bé, không dám đưa ra quan điểm hay đấu tranh cho chính kiến của cá nhân.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều người lại cho rằng cách gọi này lại hết sức bình thường, lại thể hiện tình cảm, gần gũi, không nên có sự can thiệp. Một số người khi bé đi học thì xưng “con” với thầy cô nhưng khi lớn lên cũng tự đổi thành “em”. Mọi việc rất tự nhiên, đâu cần bàn cãi hay đòi hỏi đưa ra quy định.

Tất nhiên, nhân vô thập toàn. Thầy cô thì cũng có người này người kia cũng như cha mẹ ruột cũng không ít kẻ đối xử tệ với con đẻ của mình, nhưng so với số đông xã hội cũng vẫn là thiểu số. Còn lại thì thầy cô, cha mẹ cũng đều yêu thương con, quý mến học trò.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Câu so sánh “Cô giáo như mẹ hiền” không phải tự nhiên mà có. Vậy nên, xưng hô thế nào không quan trọng, miễn là thể hiện sự tôn trọng và văn hoá. Cứ thoải mái tư tưởng, trân trọng trong tâm là được.

Báo điện tử VTV News có bài: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh ngày 19-20/2.

https://vtv.vn/xa-hoi/mien-bac-sap-don-dot-khong-khi-lanh-manh-ngay-19-20-2-20220216060308739.htm

Không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh trong tháng 02/2022, có khả năng gây ra những đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ trong khoảng 10 ngày cuối tháng 2.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng ngày 19-20/02 khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoạt động dòng xiết trên mực 5.000m nên khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra rét đậm từ khoảng ngày 20/02.

Dự báo Bắc Bộ sẽ chuyển rét hại, còn Bắc Trung Bộ sẽ rét đậm, rét hại trên diện rộng từ ngày 19-23/2. Nhiệt độ thấp nhất ngay cả ở vùng trung du và đồng bằng trong đó có thủ đô Hà Nội có thể hạ xuống dưới 10 độ C. Vùng núi cao có nguy cơ cao xuất hiện băng giá và mưa tuyết trong đợt rét này.

Chuyên gia khí tượng khuyến cáo, các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho người, cây trồng và vật nuôi ở những nơi nhiệt độ dưới 10 độ C, hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người. Các hộ chăn nuôi tiếp tục vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

S1959 (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ