1900.636.628

Điểm tin ngày 05/03/2022

Báo Tuổi trẻ cập nhật thông tin: Tin sáng 5-3: Ca COVID-19 mới tăng leo ‘đỉnh’ do Omicron?

https://tuoitre.vn/tin-sang-5-3-ca-covid-19-moi-tang-leo-dinh-do-omicron-2022030415022424.htm

Chỉ trong 24 giờ (16h ngày 3-3 đến 16h ngày 4-3), cả nước ghi nhận “kỷ lục” với 125.587 ca, riêng Hà Nội đến 21.396 ca. So với ngày trước, số ca nhiễm đã tăng lên đến 6.788 ca và có 25 tỉnh, thành có số ca nhiễm từ trên 2.000 – trên 6.600 ca.

Theo Bộ Y tế, biến thể mới này cũng cản trở một số “vũ khí” đang được sử dụng để chống lại COVID-19 như vắc xin. Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 3 mũi vẫn mắc bệnh, nhưng vắc xin vẫn có hiệu quả rất tốt trong ngăn ngừa tử vong và tình trạng chuyển nặng.

Nhằm phục vụ tốt hơn công tác hướng dẫn, chăm sóc cho các F0 tại nhà, ngày 4-3, Sở Thông tin và truyền thông đã điều chỉnh các nhánh của Tổng đài 1022: 

– Nhánh 1 (bấm phím 1) – kết nối tới đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội để hỗ trợ thông tin F0; 

– Nhánh 2 (bấm phím 2) – kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành để được tư vấn, chăm sóc F0 tại nhà; 

– Nhánh 3 (bấm phím 3) sau đó chọn bấm tiếp: Phím 1 nếu có nhu cầu kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn về xét nghiệm và công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phím 2 kết nối đến Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ cấp cứu và xe cấp cứu.

Báo điện tử VnExpress có bài: Nhiều người mắc di chứng phổi sau khỏi Covid-19.

https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-mac-di-chung-phoi-sau-khoi-covid-19-4433893.html

Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, 25% bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 giảm hoạt động thể lực, 50-60 kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tổn thương bất thường.

Những tổn thương hay gặp là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng… “Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường”, PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa; mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc hay đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ (sương mù não)…

Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 là người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…; những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà; đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian mắc Covid-19 và những người chưa tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Các nhóm triệu chứng bất thường cần được bác sĩ khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận di chứng Covid.

Hiện chưa có những nghiên cứu và thống kê đầy đủ tỷ lệ mắc di chứng Covid trên cả nước.

Báo điện tử VTV News có bài: Tiêm vaccine cho 11 triệu trẻ 5-11 tuổi – Mảnh ghép quan trọng để cuộc sống trở lại bình thường.

https://vtv.vn/xa-hoi/tiem-vaccine-cho-11-trieu-tre-5-11-tuoi-manh-ghep-quan-trong-de-cuoc-song-tro-lai-binh-thuong-2022030500123962.htm

7 triệu liều vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ về Việt Nam dự kiến ngay trong quý I này. Hiện đã có hơn 60 quốc gia trên thế giới triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Mặc dù vậy, tại Việt Nam chúng ta, các cuộc khảo sát và thăm dò dư luận đã cho thấy, vẫn còn nhiều phụ huynh vẫn đâu đó có những lo ngại khi phải đứng ra quyết định tiêm hay không tiêm cho con lúc này. Thậm chí nhiều người cho rằng: tiêm cho bản thân thì không lo ngại, nhưng tiêm cho con thì phải cân nhắc. Đây là tâm lý dễ hiểu của các bậc làm cha, làm mẹ.

Thời gian vừa qua, trẻ em dưới 18 tuổi mắc chiếm 19,3%, trong đó nổi cộm lên là lứa tuổi 5-11 chiếm đến 8%, đây là nhóm chưa được tiêm chủng. Việc hoàn thành tiêm chủng cho hơn 11 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi giống như “mảnh ghép” cuối cùng, rất quan trọng để thực sự đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Với trẻ em từ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã triển khai việc mua trước mắt 21,9 triệu liều vaccine Pfizer. Đây là vaccine theo đa số quốc gia trên thế giới. Tổng số trẻ em độ tuổi từ 5-11 là khoảng 11,5 triệu.

Hồng Hạnh (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ