1900.636.628

Điểm tin ngày 01/03/2022

Ảnh: Anh Tú

Báo Điện tử Tổ quốc có bài: Nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh: BS chỉ rõ lý do, nhắc nhở điều quan trọng nhất cần nhớ trong mùa dịch

http://nhipsongviet.toquoc.vn/nhieu-truong-hop-tai-nhiem-covid-19-sau-1-2-thang-khoi-benh-bs-chi-ro-ly-do-nhac-nho-dieu-quan-trong-nhat-can-nho-trong-mua-dich-222022262233945330.htm

Dịch Covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp tại nước ta khi số ca F0 mỗi ngày ghi nhận tăng cao. Trước tình hình dịch bệnh, nhiều người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh lại đặt ra băn khoăn liệu mình có nguy cơ tái nhiễm không hay có thể tự do hơn những người chưa từng mắc bệnh. Sự thật là có nhiều người đang đem trong mình suy nghĩ này.

Trước vấn đề này, chuyên gia khẳng định nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh cùng lý do, khuyên bất cứ ai đã từng bị hay chưa bị cũng không được chủ quan.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do miễn dịch của chúng ta. Nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian nên có khả năng tái nhiễm là chuyện bình thường.

Hai là, chúng ta tái nhiễm Covid-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng thì chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta thì lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron. Thế nên, bạn cũng như bất cứ ai tuyệt đối không được chủ quan nhé!

Khỏi bệnh rồi thì chúng ta vẫn thực hiện tốt 5K (bao gồm đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách và khai báo y tế đầy đủ) để tránh nguy cơ tái nhiễm tốt nhất có thể!

 

Báo Điện tử Dân trí đưa tin: Những trường hợp nào nên và không nên uống thuốc Molnupiravir

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-truong-hop-nao-nen-va-khong-nen-uong-thuoc-molnupiravir-20220228180503331.htm

Bộ Y tế vừa bổ sung hướng dẫn về 2 loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Trong đó, Molnupiravir không chỉ định cho người nhiễm không triệu chứng, người bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch.

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân Covid-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được uống Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị Covid-19 tùy theo tình hình dịch tại từng địa phương. Bộ cũng lưu ý thuốc được sử dụng có sự theo dõi của nhân viên y tế.

Molnupiravir chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với Molnupiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Liều dùng là 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày; thời gian điều trị 5 ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng:

– Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

– Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng

– Với phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

– Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Báo Lao động online có đưa tin: Thông tin mới nhất về các chế độ BHXH mà F0 được hỗ trợ

https://laodong.vn/cong-doan/thong-tin-moi-nhat-ve-cac-che-do-bhxh-ma-f0-duoc-ho-tro-1018571.ldo

Cả nước vẫn đang ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 (F0) mới mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn là người lao động có tham gia Bảo hiểm xã hội. 

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về Bảo hiểm xã hội nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định.

* Chế độ ốm đau

+ Về điều kiện hưởng: Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Chế độ này hiện được áp dụng để chi trả cho người lao động bị mắc COVID-19 và nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19.

+ Về hồ sơ hưởng:

– Đối với người lao động là F0 điều trị nội trú: Giấy ra viện.

– Đối với người lao động là F0 điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

+ Về thời gian hưởng: Tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định, mỗi lần khám, người bệnh được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày.

Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

+ Về mức hưởng: Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

* Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Căn cứ Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi điều trị các bệnh khác hoặc COVID-19, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày.

S1959 (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ