1900.636.628

Điểm tin 15/02/2022

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử Tri thức trực tuyến đưa tin: Số ca Covid-19 tại Hà Nội và cả nước cao nhất kể từ khi bùng phát dịch.

https://zingnews.vn/so-ca-covid-19-tai-ha-noi-va-ca-nuoc-cao-nhat-ke-tu-khi-bung-phat-dich-post1296139.html

Trái ngược với đà tăng số ca mắc Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết, lượng bệnh nhân tử vong do SARS-CoV-2 tại Việt Nam vẫn duy trì dưới mức 100 người mỗi ngày.

Tính từ 16h ngày 13/2 đến 16h ngày 14/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 của Việt Nam đã ghi nhận 29.413 F0 mới. Trong đó, 29.403 trường hợp được ghi nhận trong nước.

Đây là lần đầu tiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam ghi nhận số người dương tính với SARS-CoV-2 vượt mức 29.000 trường hợp. Số ca nhiễm nCoV của cả nước tiếp đà tăng nhanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tối 14/2, địa phương này vừa ghi nhận thêm 3.507 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua. Hà Nội đã có tổng cộng 175.245 ca mắc Covid-19 tính từ ngày 29/4/2021 đến nay.

Trong thời gian qua, địa phương này luôn dẫn đầu cả nước về số người nhiễm nCoV. Hà Nội cũng nằm trong nhóm 5 địa phương có số ca mắc Covid-19 tích lũy cao nhất trong đợt dịch lần này, bên cạnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội vừa qua cũng đã nhận định thành phố có thể ghi nhận số ca mắc tăng trong thời gian này, sau Tết Nguyên đán. Công tác chống dịch của thành phố vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong nằm trong tầm kiểm soát.

Thời gian tới, việc thành phố mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như vận tải, du lịch, giao thương quốc tế,… có thể dẫn đến nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập mạnh. Vì thế, các địa phương cần theo dõi sát, áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để bảo đảm việc phục hồi phát triển kinh tế và an ninh y tế.

Báo Hà Nội mới có bài: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Việc phải làm.

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1024727/chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep-viec-phai-lam

Có thể nói sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã, đang được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực. Với không ít doanh nghiệp, để phát triển tốt, chuyển đổi số trở thành việc phải làm bởi vấn đề này không chỉ phù hợp với việc điều hành, quản trị mà còn phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó giúp doanh nghiệp hồi phục, bứt phá, vươn lên sau đại dịch…

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có trên 870.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có đến 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp thay đổi mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lê Mạnh Hùng, kết quả khảo sát tại hơn 1.300 doanh nghiệp trong nước cho thấy, có trên 60% doanh nghiệp cho rằng, rào cản họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,5% doanh nghiệp cho biết khó thay đổi thói quen kinh doanh khiến mục tiêu chuyển đổi số không đạt được…

Báo Vietnamnet có bài: Ứng dụng nguyên liệu ‘xanh’ vào may mặc, thời trang.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/ung-dung-nguyen-lieu-xanh-vao-may-mac-thoi-trang-815473.html

Công nghiệp dệt may được xem là ngành gây ô nhiễm thứ 2 thế giới (sau dầu mỏ). Hiện, hơn 60% vật liệu ngành thời trang làm từ nhựa. Viện Tài nguyên thế giới ước tính 1,2 tỷ tấn CO2 được thải ra trong khí quyển mỗi năm bởi ngành công nghiệp thời trang nhanh.

Với nhận thức của người tiêu dùng và xã hội ngày càng được nâng cao, thời trang xanh dần trở thành nhu cầu tiêu dùng tất yếu không đơn thuần là một xu hướng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là những dự án tổ chức từ thiện, hoạt động cứu trợ mà phải bao gồm nhiều yếu tố như: Trách nhiệm đối với môi trường sống, sản phẩm sản xuất, người lao động, người tiêu dùng. Do vậy, tiêu dùng xanh cũng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội lớn cho một sự chuyển mình theo hướng đi mới của ngành thời trang và đòi hỏi sự thức tỉnh thật sự của ngành công nghiệp dệt may.

Khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp tham gia cũng cần cam kết về lao động, về nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm. Sự minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu cũng là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng chung của thế giới.

S1959 (Tổng hợp)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ