1900.636.628

Điểm tin 06/07/2023

Báo Tiền phong có bài: Chặn vấn nạn quảng cáo bất chấp sự thật, thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng.

https://tienphong.vn/chan-van-nan-quang-cao-bat-chap-su-that-thoi-phong-cong-dung-cua-thuc-pham-chuc-nang-post1548811.tpo

Lợi dụng những lỗ hổng trong công tác quản lý, nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng đang được quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, bán với giá đắt đỏ. Cơ quan chức năng đang đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn vấn nạn trên, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội thảo Triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới được tổ chức tại TPHCM với sự tham gia của đại diện các tỉnh thành thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, các quảng cáo trên mạng xã hội thì lời nói hoặc chữ viết về hiệu quả của thực phẩm chức năng rất to nhưng dòng chữ hoặc lời nói “đây không phải là thuốc” thì rất nhỏ. Thực phẩm chức năng đang dựa cả vào những người nổi tiếng từ nghệ sĩ đến y bác sĩ để quảng cáo thổi phồng công dụng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh. Sau khi rà quét trên mạng xã hội, cơ quan chức năng đã đề nghị facebook và youtube sử dụng thuật toán để xử lý hơn 2.000 mẫu quảng cáo “nhà tôi 3 đời làm thần y” và chặn tự động đối với hàng loạt các sản phẩm quảng cáo có từ khóa quảng cáo vi phạm. Thời gian tới, cơ quan liên ngành sẽ tập trung xử lý đối với các chủ thể vi phạm về quảng cáo.

Báo Hà Nội mới có bài: Hiểm họa từ thói quen tiếc rẻ đồ ăn thừa.

https://hanoimoi.vn/hiem-hoa-tu-thoi-quen-tiec-re-do-an-thua-633964.html

Nhiều người vì tiếc thực phẩm, thức ăn thừa nên cắt bỏ phần bị hỏng, sử dụng phần còn lại sau khi hâm nóng hoặc bỏ nhiều muối để kho… Cách tận dụng thức ăn như vậy có thể nguy hại đến sức khỏe, dễ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều người thường đi chợ từ 1 – 2 lần/ tuần thay vì đi chợ hằng ngày, thức ăn mua về cũng cố mua “dư một chút”. Thói quen này khiến cho một lượng không nhỏ thực phẩm, thức ăn thừa được “tích trữ” trong tủ bếp và tủ lạnh; chúng dễ bị hỏng, nấm mốc, ôi thiu khi lâu không được sử dụng.

Các chuyên gia về dinh dưỡng và y tế cảnh báo, chúng ta cần mạnh dạn loại bỏ các loại thực phẩm bị nghi ngờ ôi thiu – kể cả thực phẩm chế biến sẵn chưa hết hạn sử dụng. Không nên vì “tiếc của” mà cố ăn những phần còn lại của thực phẩm đã bị mốc, bởi kể cả khi đã loại bỏ những phần mốc thì phần còn lại cũng không còn an toàn với người sử dụng.

Báo điện tử Dân trí đưa tin: Nắng nóng gia tăng diện rộng, Hà Nội 38 độ C.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nang-nong-gia-tang-dien-rong-ha-noi-38-do-c-20230705184519978.htm

Ngày 6/7, miền Bắc tăng nhiệt diện rộng sau một ngày mưa dông. Những giờ tới, nhiệt độ tại khu vực tăng cao lên ngưỡng 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Nắng nóng bao trùm khu vực đồng bằng và trung du, miền núi cũng giảm mưa, nắng ráo. 

Tại Hà Nội, nắng nóng gay gắt trở lại với nhiệt độ cao nhất 37-38 độ C, thời gian có mức nhiệt cao duy trì từ 11h đến 17h.

Cùng lúc, nắng nóng cực kỳ gay gắt tập trung ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Nền nhiệt trong hôm nay có thể lên tới 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm xuống mức thấp nhất 45%. 

Cơ quan khí tượng dự báo nắng nóng ở Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới, có thể duy trì đến giữa tháng 7. 

Ảnh hưởng của nắng nóng và độ ẩm thấp, người dân đề phòng nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, cơ thể người tiếp xúc lâu với nền nhiệt cao có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt. 

P.TT&TT (TH)

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ