Tình hình thị trường dệt may trong quý III, quý IV năm 2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 29/06/2020 04:42:00 PM - Lượt xem: 107 lượt xem.

Năm 2020. dịch bệnh Covid 19 khiến cho toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam, ở tất cả các lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề, trong đó có ngành dệt may. Sáng ngày 29/6, chị Lê Tú Quyên – nhân viên Phòng Thị trường 1 đã có những chia sẻ về tình hình thị trường và đơn hàng của TCT May 10 trong thời gian qua cũng như nửa cuối năm 2020.

Ảnh: Anh Tú

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 5/2020, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 16% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của 2 PTT, 6 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng đơn hàng FOB đang chờ giao/dừng sx, chờ thông tin từ phía khách hàng là 554.637 sản phẩm, tương ứng với 7,6 triệu USD. Trước khó khăn này, với sự chỉ đạo sáng suốt và quyết liệt của cơ quan TGĐ, từ Quý 1 May 10 đã thay đổi chủng loại sản phẩm sang khẩu trang, các sản phẩm bảo hộ để đảm bảo công ăn việc làm cho NLĐ trong suốt thời điểm mùa dịch. Tuy nhiên, các mặt hàng này vẫn chỉ mang tính chất tạm thời, không có sự ổn định lâu dài và có nguy cơ dừng sản xuất bất kỳ lúc nào nên việc tìm nguồn hàng may mặc vẫn là sứ mệnh và nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu lúc này đối với 2 Phòng Thị trường và Phòng Kế hoạch của TCT.

Sản lượng đơn hàng Quý 3 và 4 sụt giảm 50% với hầu hết tất cả các khách hàng. Bên cạnh số lượng đơn hàng giảm thì hầu hết các khách hàng đều yêu cầu giảm giá từ 15-20%, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà máy Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar, Campuchia. Các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam nói chung cũng như May 10 nói riêng nhìn chung không thể cạnh tranh giá so với các quốc gia đang được hưởng ưu đãi thuế. Chính vì thế để nhận được đơn hàng thì bắt buộc phải chào giá cạnh tranh, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.

Trong Quý 1 & 2, các nhà máy sơ mi/Veston đã chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang thay thế cho các sản phẩm truyền thống. Trong quý 3, nhìn chung toàn TCT May 10 mới chỉ lo đủ việc làm đến hết tháng 7. Mặt hàng truyền thống: Sơ mi/quần/veston vẫn giảm mạnh. Veston vẫn là mặt hàng khan hiếm và chưa có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch. Quý 4/2020 hầu hết vẫn chưa có thông tin về đơn hàng. Phòng Thị trường vẫn đang nỗ lực trong công tác chào giá.

Mỗi thành viên của PTT là sứ giả truyền thông điệp tích cực đến khách hàng. Thành lập team chào giá nhanh, phối kết hợp tốt hơn với Phòng Kế hoạch và Phòng Kế toán trong công tác chào giá, tính năng suất dự kiến, tính định mức nhanh, chuẩn.

Đón đầu Hiệp định EVFTA (đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020), PTT tích cực tìm kiếm nguồn vải trong nước với các nhà cung cấp như Bảo Minh, Trần Hiệp Thành , SY Vina, Việt Hồng… để có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi thuế theo lộ trình.

Hồng Hạnh

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn