Điểm tin ngày 16/09/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 16/09/2020 04:11:00 PM - Lượt xem: 12 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo Tri thức trực tuyến có đưa tin: “Hà Nội sắp có đợt lạnh”.

https://zingnews.vn/ha-noi-sap-co-dot-lanh-post1130893.html

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo về một vùng áp thấp đang hình thành ở ngoài khơi Philippines. Ngày 16-17/9, vùng áp thấp này có khả năng cao đi vào Biển Đông, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có thể mạnh lên thành bão, di chuyển về phía đất liền nước ta. Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là cơn bão số 5 hình thành trên Biển Đông trong năm nay.

Cùng lúc, một bộ phận không khí lạnh xuất hiện ở phía bắc vào ngày 17/9. Do không khí lạnh đẩy rãnh áp thấp qua Bắc Bộ nên thời tiết khu vực diễn biến xấu. Thêm sự tương tác của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, mưa dông sẽ xuất hiện diện rộng tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.

Theo bản đồ dự báo 10 ngày, thời tiết chủ đạo trong các ngày đầu tuần ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là khô ráo với nhiệt độ phổ biến 27-34 độ C

Đến ngày 18/9, khi không khí lạnh tràn về, nhiệt độ giảm xuống 26-30 độ C mang theo mưa dông. Đợt lạnh này có thể kéo dài từ ngày 18/9 đến 23/9, người dân sẽ cảm nhận rõ không khí se lạnh của mùa thu.

Báo Sức khỏe và đời sống có bài viết “Nấm mốc, hiểm họa tiềm ẩn”.

https://suckhoedoisong.vn/nam-moc-hiem-hoa-tiem-an-n179867.html

Hiện khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xẩy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm

Một số chủng nấm mốc có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành acid gluconic, acid fumatic… làm bánh bị chua. Vì vậy, chúng ta hết sức cảnh giác với bánh chưng mốc. Những chiếc bánh nào mốc nhiều, chua, vữa, đắng… phải kiên quyết bỏ. Những chiếc mới bị mốc chút ít bên ngoài cũng phải cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, đem hấp hoặc rán cẩn thận trước khi ăn.

Nếu bánh ngọt chảy nước, mất mùi vị, màu sắc biến đổi mất màu sắc đặc trưng thì cần bỏ đi.

Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương, ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như:

- Không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như: lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt...

- Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố vẫn còn lại bên trong.

Báo Tuổi trẻ có đưa tin “Tìm thấy kháng thể có thể 'vô hiệu hóa hoàn toàn' virus gây COVID-19”.

https://tuoitre.vn/tim-thay-khang-the-co-the-vo-hieu-hoa-hoan-toan-virus-gay-covid-19-20200915214112434.htm

Thành phần kháng thể này có kích thước nhỏ hơn kháng thể thông thường gấp 10 lần và đã được sử dụng để tạo ra một loại thuốc có tên Ab8. Các nhà khoa học kỳ vọng loại thuốc được bào chế từ kháng thể "nhỏ mà có võ" này sẽ sớm được sử dụng như một liệu pháp phòng chống SARS-CoV-2.

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học cho biết khi dùng Ab8 nồng độ thấp, virus bị chặn đứng và không thể xâm nhập tế bào của chuột, giúp chúng không bị nhiễm bệnh.

Quan trọng hơn, loại thuốc này không liên kết với các tế bào của con người - một dấu hiệu tốt cho thấy nó sẽ không có tác dụng phụ tiêu cực.

“Ab8 không chỉ có tiềm năng như một liệu pháp điều trị COVID-19 mà còn có thể được sử dụng để giúp mọi người không bị nhiễm SARS-CoV-2”, đồng tác giả nghiên cứu John Mellors khẳng định trong báo cáo.

Xianglei Liu, một đồng tác giả khác, lạc quan cho rằng Ab8 sẽ trở thành "cứu tinh" cho mọi người trong đại dịch.

S1959 (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn