Điểm tin ngày 11/09/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 11/09/2019 11:00:00 AM - Lượt xem: 21 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay

Ảnh: Thái Nguyễn

Báo điện tử Đại Đoàn Kết sáng nay đưa tin: “Bắc Kạn: Sét đánh làm 4 người bị thương”.

http://daidoanket.vn/xa-hoi/bac-kan-set-danh-lam-4-nguoi-bi-thuong-tintuc446998

Theo bài viết, trong đêm 10/9 và sáng 11/9, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có sét đánh khiến 3 người trong gia đình ở thôn Khuổi Sáp, xã Xuân Lạc bị thương. Trong đó, 2 người bị thương nặng là cháu bé 4 tuổi và 1 phụ nữ 23 tuổi. Cả hai trường hợp này đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Còn tại huyện Pác Nặm, sét đánh làm 1 người bị thương một phụ nữ 47 tuổi, trú tại thôn Khâu Phảng, xã Bộc Bố, đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Pác Nặm.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi trời có mưa giông và sấm chớp, để bảo đảm an toàn cho bản thân, nếu đang ở trong nhà thì hãy đóng chặt cửa sổ; không sử dụng điện thoại di động và nên rút phích cắm nguồn dẫn điện tivi, các thiết bị điện tử khác ra khỏi ổ điện. Nếu đang làm việc ngoài đồng ruộng hay những nơi đất trống, phải nhanh chóng tìm đến nơi trú ẩn an toàn gần nhất.

 Cổng thông tin dữ liệu tài chính- chứng khoán Việt Nam sáng nay có bài viết: “Whitmore - căn bệnh gây ra bởi "vi khuẩn ăn thịt người" tưởng đã bị lãng quên ở Việt Nam nhưng vừa khiến 4 người tử vong thực sự nguy hiểm thế nào?”

http://cafef.vn/whitmore-can-benh-gay-ra-boi-vi-khuan-an-thit-nguoi-tuong-da-bi-lang-quen-o-viet-nam-nhung-vua-khien-4-nguoi-tu-vong-thuc-su-nguy-hiem-the-nao-20190910223010515.chn

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như giai đoạn 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Riêng tháng 8/2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh whitore có xu hướng gia tăng cao điểm vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7-11. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore có nguy cơ nhiễm trùng sau đó là nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi...  

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là: Sốt; Viêm phổi; Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí;  Nhiễm trùng đường tiết niệu…

Theo khuyến cáo của bác sĩ, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay bàn chân luôn phải sạch.

Một năm học mới lại bắt đầu. Cùng với niềm vui háo hức được đến trường, một số trẻ lại có tâm lý ngại học hay lười học sau kỳ nghỉ hè dài, thậm chí phản ứng lo âu căng thẳng quá mức, sợ đi học. Báo Sức khỏe và đời sống sáng nay có bài viết: “Nhận diện, ứng phó với tâm lý lo âu khi trẻ đi học”.

https://suckhoedoisong.vn/nhan-dien-ung-pho-voi-tam-ly-lo-au-khi-tre-di-hoc-n163252.html

Một số trẻ stress lo âu khi thay đổi môi trường kèm theo các triệu chứng bệnh về thực thể như buồn nôn, đau dạ dày, đau chỗ này đau chỗ khác, đau đầu, đau bụng, choáng váng, chóng mặt, các triệu chứng này giống như cảm cúm. Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, có thể thấy các triệu chứng điển hình về tim mạch và hô hấp, đau ngực, hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, nghẹt thở. Một số trẻ còn kèm theo các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, trẻ sợ bóng tối, khó ngủ, ác mộng…

Với những trường hợp này, trước tiên, chúng ta cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khiến con lo lắng, sợ đến trường. Đồng thời, bố mẹ nên gần gũi, lắng nghe và theo dõi những tâm tư và biểu hiện của con cái. Tuyệt đối không tạo sức ép cho trẻ, đồng thời có thể góp ý để giáo viên biết tình trạng của con.

S 1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn