Điểm tin ngày 10/10/2018

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 10/10/2018 11:58:00 AM - Lượt xem: 84 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Cách đây đúng 64 năm, Thủ đô hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù; quân đội ta hoàn toàn tiếp quản Thủ đô. Cờ đỏ sao vàng tung bay, cả Hà Nội tưng bừng chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.

Đúng 15h ngày 10/10/1954, một hồi còi rền vang khắp Thủ đô từ mái nhà Bưu điện thành phố Hà Nội vang vọng ra tận ngoại thành. Đó là hiệu lệnh lễ chào cờ Tổ  quốc bắt đầu. Hàng vạn đồng bào đại diện các tầng lớp nhân dân, nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc.

Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, chấp nhận rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Vào hồi 16h ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Báo dân trí số ra ngày hôm nay có đưa tin “Bát nháo trào lưu bán thực phẩm chức năng qua mạng xã hội”.

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-nhao-trao-luu-ban-thuc-pham-chuc-nang-qua-mang-xa-hoi-20181010051103971.htm

Trong Hội nghị triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm do Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức tại TPHCM (ngày 9/10), đại diện cục nhận định: “Tình trạng bán hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người tiêu dùng qua điện thoại, chat… đang diễn ra rầm rộ. Người mua, người bán lên đơn hàng với nhau qua những liên lạc trên và giao hàng qua đặt hàng online, bưu điện hoặc thuê người vận chuyển”.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế, tâm lý ham rẻ lại “sính” hàng thương hiệu nên dễ “sập bẫy” trước những chiêu quảng cáo thổi phồng sự thật. Hơn nữa, vì lợi nhuận nên những người bán hàng bất chấp mọi thủ đoạn để lừa người tiêu dùng.

Để tránh nguy cơ “tiền mất, tật mang” Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo mỗi người trong cộng đồng hãy là một người tiêu dùng thông minh. Việc mua bán, sử dụng các mặt hàng liên quan đến thực phẩm cần phải rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận của cơ quan chức năng, còn trong thời hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua bán, sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.

Trên báo Tri Thuc VN hôm nay có bài viết: “Lễ phép là giấy thông hành quan trọng nhất đời người”

https://trithucvn.net/van-hoa/le-phep-la-giay-thong-hanh-quan-trong-nhat-cua-moi-nguoi.html

Xưa nay, ông bà ta thường dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong đó, ăn nói tưởng là việc đơn giản nhưng kỳ thực, ăn nói như thế nào cho phải phép lại là việc đòi hỏi phải đặt tâm tu dưỡng. Trên đời này, lễ phép dễ dàng nhất nhưng cũng lại là khó nhất chính là cách chào hỏi.

Một đứa trẻ không có lễ phép thì cánh cửa thế giới này sẽ đóng lại trước mặt chúng. Cho dù sau này khi lớn lên, trẻ có một tấm bằng tốt và một thân thể khỏe mạnh, nhưng bởi vì không biết lễ phép, trẻ cũng sẽ khó mà tiến lên được.

Người ta nói rằng, đằng sau mỗi đứa trẻ ưu tú đều là cha mẹ thông minh thanh khiết, quả không sai! Vì thế, cha mẹ nhất định phải là tấm gương sáng cho con học tập, noi theo.

Không có tay cũng chẳng có chân nhưng cô bé chim cánh cụt vẫn luôn nở nụ cười lạc quan, ngày ngày cắp sách đến trường. Đó là câu chuyện kể về cô bé Trần Thị Hiếu Thảo, 8 tuổi ở ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng được báo Trí Trức Trẻ đăng tải hôm nay.

http://ttvn.vn/doi-song/bo-mat-me-bo-di-lay-chong-be-gai-8-tuoi-ngay-ngo-hoi-ngoai-oi-sao-me-sinh-con-ra-cut-tay-cut-chan-vay-a-22201810107474811.htm

Dù không có tay, có chân nhưng Hiếu Thảo vẫn tự mình làm được tất cả mọi thứ từ việc ăn uống, đi học đến cả quét nhà phụ giúp ông bà ngoại. Hiếu Thảo rất ham học hỏi, kể từ lúc được ông bà ngoại cho đi học, em chưa từng nghỉ một buổi học nào. Với Hiếu Thảo, đến lớp học chữ là niềm hạnh phúc lớn nhất của em để em nuôi ước mơ được trở thành bác sĩ của mình.

S 1959

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn