Điểm tin ngày 10/09/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 10/09/2019 11:04:00 AM - Lượt xem: 30 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay

Ảnh: Thái Nguyễn

Báo VTC News sáng nay có đưa tin “Mưa lớn ở Bắc Bộ kéo dài đến khi nào?”.

https://vtc.vn/mua-lon-o-bac-bo-keo-dai-den-khi-nao-d497425.html

Hiện nay, khu vực vùng núi phía Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Dự báo trong ngày và đêm nay (10/9), ở Bắc Bộ có mưa rào và dông; các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên có mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 40-80mm/24 giờ, có nơi trên 120mm/24 giờ). Khu vực Hà Nội chiều tối và đêm nay, có mưa vừa và dông. Nhiệt độ từ 25 – 33 độ C.

Cảnh báo, từ nay đến hết ngày 12/9, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, vùng núi và trung du có mưa to đến rất to. Thời gian mưa tập trung chủ yếu vào chiều tối và đêm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.  

Trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là những yếu tố có thể làm gia tăng sự lây lan và phát triển của bệnh tay chân miệng. Báo điện tử VTV.vn sáng nay có bài viết “Hà Nội: Lo ngại dịch tay chân miệng bùng phát”.

https://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi-lo-ngai-dich-tay-chan-mieng-bung-phat-2019090916303914.htm

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 554 trường hợp mắc tay chân miệng và bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh, Sở y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh như:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em).

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.​

Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em dán mắt vào màn hình smartphone để xem các video vui nhộn hay chơi điện tử. Với chúng, điện thoại thông minh gây nghiện y hệt ma túy và rượu. Trên báo Tri thức trực tuyến sáng nay có đăng bài “Với trẻ em, smartphone gây nghiện chẳng khác gì ma túy”.

https://news.zing.vn/voi-tre-em-smartphone-gay-nghien-chang-khac-gi-ma-tuy-post988050.html

Theo chuyên gia cai nghiện hàng đầu nước Anh, Mandy Saligari khẳng định: "Cho trẻ em sử dụng smartphone giống như việc bạn đưa ma túy cho chúng".

Bà Saligari đưa ra kết luận này sau khi thực hiện một nghiên cứu về chứng nghiện smartphone, đang ngày càng gia tăng ở thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-15. Khoảng 1/3 trẻ em khi được hỏi cho biết không thể cân bằng giữa việc sử dụng smartphone và các hoạt động khác.

Theo tạp chí Paediatrics & Child Health, cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất. Họ cũng phải bớt sử dụng smartphone để con cái không bắt chước theo. Đừng sử dụng smartphone trong bữa tối, hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Nếu bắt buộc sử dụng smartphone, hãy giới hạn thời gian sử dụng của chúng.

Với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ cho chúng sử dụng tối đa một giờ. Trẻ trên 5 tuổi và thiếu niên có thể dùng 2 giờ mỗi ngày.

Không thể phủ nhận những lợi ích của smartphone trong liên lạc và giải trí, tuy nhiên quá lạm dụng smartphone có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến con em chúng ta.

S 1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn