Điểm tin ngày 10/07/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 10/07/2020 11:21:00 AM - Lượt xem: 16 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo Người lao động đưa tin: Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết, tay chân miệng.

https://nld.com.vn/suc-khoe/nguy-co-bung-phat-sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-20200709174059766.htm

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, TP HCM, TP Hà Nội... liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết (SXH).

Riêng tại TP Hà Nội, 6 tháng đầu năm, toàn thành phố ghi nhận 634 trường hợp mắc SXH. Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội cho biết, mặc dù số ca mắc SXH có phần giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây, tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố.

Trong khi đó, bệnh tay chân miệng (TCM) cũng đang gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo Sở Y tế TP Hà Nội, hiện nay, thành phố đã ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc TCM. Hiện đã ghi nhận các ổ bệnh tại các trường mầm non và khu chung cư. 

Theo giới chuyên môn, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh TCM đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên, cần cẩn trọng với số ít trường hợp bệnh ở thể nặng; kèm theo nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não cấp, phù phổi cấp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Báo Hà Nội mới có bài: Cơ hội nâng chất lượng nhân lực.

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/972330/co-hoi-nang-chat-luong-nhan-luc

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 7,8 triệu người lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm sâu thu nhập. Trong đó, số lao động bị mất việc do doanh nghiệp phá sản, giải thể, thu hẹp sản xuất, kinh doanh là gần 900.000 người, tập trung ở ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, vận tải… 

Về phía người sử dụng lao động, Phó Trưởng phòng Hành chính (Tổng công ty May 10) Trần Mạnh Cường cho rằng, nhiều người cứ nghĩ ngành Dệt may chỉ sử dụng lao động phổ thông, nhưng trên thực tế, ngành này đang gia tăng nhu cầu tuyển lao động có tay nghề.

Từ kinh nghiệm kết nối cung - cầu về lao động, việc làm, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) Vũ Quang Thành cho rằng, các cơ quan chức năng cần chủ động nắm bắt tình hình thị trường lao động, qua đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu hụt nhân sự và người lao động bị thôi việc, mất việc làm. Công tác đào tạo nghề cần linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ở thời điểm hiện tại, tương lai.

Dự báo từ tháng 7-2020 trở đi, trung bình mỗi tháng có khoảng 70.000-80.000 người bị mất việc làm quay trở lại thị trường lao động và sẽ có nhiều vị trí việc làm mới dành cho nhóm lao động có kỹ năng.

Báo điện tử Tri thức trực tuyến có bài: Doanh nghiệp Nhật “mách nhau” gì về lao động Việt Nam.

https://zingnews.vn/doanh-nghiep-nhat-mach-nhau-gi-ve-lao-dong-viet-nam-post1105023.html

Chiều 9/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Nhật Bản. Ước tính có khoảng 1.400 người tham dự tại Việt Nam và điểm cầu Nhật Bản. Điều này thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Vietnam nhận xét: người Việt Nam rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, thoải mái. Tuy nhiên, người Việt Nam suy nghĩ về công việc đơn giản hơn, làm việc là để kiếm tiền, cải thiện cuộc sống. Người Nhật coi trọng sự cần cù, tập quán làm việc lâu dài ở một công ty, coi trọng việc đào tạo con người. Ông cho biết nếu các doanh nghiệp không quen với điều này sẽ thấy hơi ức chế một chút. Tuy nhiên, người Nhật cũng nên thay đổi quan điểm của mình, nên xác định cách làm việc của người Nhật khá là hiếm có trên thế giới và đặc biệt.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: Việt Nam có 8 lợi thế chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là chính trị ổn định; tăng trưởng kinh tế cao đều đặn; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường rộng với 100 triệu dân, thu nhập bình quan đầu người ngày càng tăng; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; chính sách mở cửa có nhiều ưu đãi cạnh tranh; Việt Nam có vị trí chiến lược, cách nhiều nền kinh tế năng động khác khoảng 3-5 giờ, mà còn được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. bay. Nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam không chỉ được hưởng ưu đãi trong nước

 S1959 (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn