Điểm tin ngày 09/10/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 09/10/2019 11:31:00 AM - Lượt xem: 30 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Thái Nguyễn

Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam sáng nay có đưa tin “Cảnh báo tình trạng lừa đảo qua ví điện tử Payasian”.

https://vtv.vn/chao-buoi-sang/canh-bao-tinh-trang-lua-dao-qua-vi-dien-tu-payasian-20191009060553374.htm

Theo điều tra, hoạt động của Công ty cổ phần Payasian có dấu hiệu huy động vốn, kinh doanh đa cấp trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác để tránh bị mất tiền oan khi nạp tiền vào ví điện tử Payasian. Những ai đã nạp tiền vào ví điện tử Payasian có thể đến Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao 55 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm để trình báo hoặc cung cấp thông tin.

Báo Phụ nữ Online sáng nay có bài viết “Vận động quá sức: Dễ suy thận cấp”.

https://www.phunuonline.com.vn/suc-khoe/van-dong-qua-suc-de-suy-than-cap-166612/

Khoa Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa tiếp nhận nam sinh suy thận do tiêu hủy cơ vân cấp vì vận động quá sức. Đây là vấn đề sức khỏe hay gặp nhưng nhiều người không biết có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết vận động mạnh, gắng sức quá mức, nhất là với những người ít vận động mà đột nhiên vận động mạnh, gắng sức nhiều thì có nguy cơ bị tiêu cơ vân. 

Tiêu cơ vân là tổn thương phá hủy các tế bào cơ vân, làm giải phóng các chất là thành phần của tế bào cơ vân vào trong máu như myoglobin. Các protein của cơ vào máu và bài tiết qua ống thận làm tắc ống thận nên gây ra suy thận. Bên cạnh đó, tiêu cơ vân cũng gây ra các rối loạn điện giải gây tăng kali và phospho máu.

Có những trường hợp tiêu cơ vân nhẹ thì sẽ tự khỏi, còn đợi khi có tiểu sẫm màu thì bệnh đã diến tiến nặng, thường là suy thận. Bác sĩ cũng cảnh báo học sinh, trẻ nhỏ bị thầy cô, người lớn phạt bắt thụt dầu nhiều lần, chạy nhiều vòng là những trường hợp nguy cơ cao bị tiêu cơ vân.

Ngay cả tập và thi thể dục, học sinh, sinh viên cũng có thể bị tiêu cơ vân, vì tâm lý các em rất muốn đạt kết quả, điểm số cao nên nỗ lực, cố gắng gấp đôi, gấp ba ngày thường; nếu chưa hoặc không khởi động trước dễ xảy ra hậu quả như bệnh nhân trên.

Vào đầu năm học, nhiều phụ huynh than phiền con không có hứng thú với việc học, khi đến lớp cũng hay bị cô than phiền là “mất tập trung”. Làm thế nào để con cái học hành không áp lực nhưng vẫn hiệu quả là câu hỏi luôn khiến phụ huynh đau đầu. Báo giáo dục thời đại sáng nay có đăng bài “Để học tập không phải là cuộc chiến”.

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/de-hoc-tap-khong-phai-la-cuoc-chien-4038553-b.html

Áp lực học tập không phải là vấn đề mới, nhưng các hành vi gây hại cho các em đang có xu hướng gia tăng. Tâm lý phụ huynh ai cũng muốn con học giỏi, chăm ngoan, điểm cao nên “ép” con phải học thêm, học nhiều thầy cô để “theo kịp chúng bạn”...

Làm sao để đổi chỗ từ gây áp lực thành tạo động lực? Đừng để những lo lắng trong bạn khiến con bạn căng thẳng theo. Hãy đứng về phía con. Hãy cho rằng việc tạo động lực cho con cũng chính là tạo động lực cho mình. Hãy nghĩ tích cực, nói những điều tích cực thay vì chỉ thấy những nguy cơ, nguy hiểm. Khi bố mẹ và con cái cùng một team, chúng ta sẽ có sức mạnh đồng thuận, sự đồng lòng, sẵn sàng của con.

S 1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn