Điểm tin ngày 07/08/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 07/08/2020 10:44:00 AM - Lượt xem: 15 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Thái Nguyễn

Báo An ninh Thủ đô sáng nay có bài viết: “Chủ quan với "làn sóng thứ hai" dịch Covid-19 sẽ phải trả giá đắt”.

https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/chu-quan-voi-lan-song-thu-hai-dich-covid19-se-phai-tra-gia-dat/862680.antd

Thống kê dựa trên số liệu thu thập hai tuần qua cho thấy, trung bình mỗi ngày thế giới có gần 5.900 người tử vong vì đại dịch Covid-19, tức khoảng 247 người chết mỗi giờ, hay nói cách khác cứ sau 15 giây thế giới lại có 1 người chết vì dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Trong đó Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico và các nước Mỹ Latinh hiện là các tâm dịch mới của thế giới với số ca mắc bệnh tăng vọt.

Tại Việt Nam, chỉ trong chưa đầy 2 tuần qua, số ca bệnh Covid-19 của nước ta đã tăng khá mạnh từ con số lên 416 trường hợp lên 747 trường hợp tính tới 18h ngày 6-8. Trong đó đã có những trường hợp tử vong do có các bệnh nền quá nặng.

Tuy nhiên, với diễn biến còn rất phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới cũng như ở nước ta, chống dịch Covid-19 phải là một cuộc chiến toàn dân và toàn diện với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi người dân. Tin rằng với quyết tâm cao độ “chống dịch như chống giặc”, chúng ta nhất định sẽ khống chế và dập dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam cũng như các địa phương để không xảy ra “làn sóng thứ hai” dịch Covid-19.

Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam có bài: “Doanh nghiệp "cạn" việc, người lao động bị sa thải khó tìm việc mới”.

https://vtv.vn/kinh-te/doanh-nghiep-can-viec-nguoi-lao-dong-bi-sa-thai-kho-tim-viec-moi-20200806183108307.htm

Thống kê cho thấy, 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng gần đây. Việc làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo... giảm mạnh nhất trong thập kỷ qua và gia tăng mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Ghi nhận tại một doanh nghiệp, từ tháng 2 đến nay, đối tác đặt hàng liên tục gửi thư điện tử báo ngừng, hủy, cắt hợp đồng đến doanh nghiệp.

Nếu như đầu dịch, doanh nghiệp còn lo thiếu nguyên liệu đầu vào, thì nay mối lo lớn hơn là thiếu việc làm cho lao động. Điều tra mới nhất của Viện Công nhân Công đoàn tại một số địa phương cho thấy, hầu hết lao động mất việc đều chưa tìm được việc làm mới do không có nơi tuyển dụng. Còn các nhà máy đang hoạt động rất ít việc và công nhân có thể bị nghỉ việc bất cứ lúc nào.

Báo tin tức VietQ có bài: Cải thiện năng suất lao động – ‘bàn đạp’ tăng sức cạnh tranh nền kinh tế”.

http://vietq.vn/cai-thien-nang-suat-lao-dong--ban-dap-gia-tang-suc-canh-tranh-nen-kinh-te-d177113.html

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. 

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Tính theo mức tương đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singgapore; bằng 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; bằng 42,3% của Indonesia, bằng 56,7% của Philippines. Đáng chú ý là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân khiến mức NSLĐ của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện NSLĐ để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó, tập trung phát triển sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao, tự động hóa, giảm dần các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, khoáng sản và lao động giản đơn. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ; chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp từ sản xuất dựa vào lao động sang dựa vào công nghệ, hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

S 1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn