Điểm tin 20/02/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 20/02/2019 11:59:00 AM - Lượt xem: 49 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Trên báo Dân Trí ngày 19/2 đưa tin: “Biến chứng viêm màng não nguy hiểm do mắc sởi”

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bien-chung-viem-mang-nao-nguy-hiem-do-mac-soi-20190219210529673.htm

Ngoài biến chứng viêm não, bác sĩ cảnh báo bệnh nhân mắc sởi có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, rối loạn hấp thu, thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới mù loà... Với trẻ em, biến chứng viêm phổi gặp phổ biến nhất và rất nguy hiểm.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/2- 17/2), trên địa bàn thành phố ghi nhận 78 trường hợp mắc sởi nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên 192 trường hợp. Đặc biệt ở trẻ em không được tiêm phòng và người lớn lứa tuổi 25-35 do không được tiêm nhắc lại vắc xin sởi.

Nhiều cha mẹ thường la mắng, quát tháo trong những tình huống trẻ mắc lỗi. Tuy nhiên đó không phải là cách cư xử đúng đắn giúp trẻ rút ra bài học từ những sai lầm của mình. Hãy cùng đọc bài: "Khi con phạm lỗi, thay vì đánh mắng hãy hỏi 8 câu này".

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/khi-con-pham-loi-thay-vi-danh-mang-hay-hoi-tre-8-cau-nay-508643.html

Trong quá trình dạy con, khi con phạm sai lầm, cha mẹ có thể hỏi trẻ 8 câu hỏi này. Thực hành thường xuyên sẽ giúp trẻ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng mà cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cũng là điều thực sự quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ.

Hãy thử một lần hỏi con rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra vậy con”. Đây là cơ hội giúp trẻ bình tĩnh lại và kể về những gì đã xảy ra.

Hãy hỏi trẻ rằng: “Con cảm thấy như thế nào?”. Đây là cơ hội để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Chỉ khi trẻ giải tỏa được hết những khó chịu trong lòng mới giúp chúng bình tĩnh lại và lắng nghe ý kiến của người khác. Cha mẹ cũng nên tỏ thái độ đồng cảm với cảm xúc của con.

“Vậy con muốn như thế nào?” hay “Con nghĩ việc này nên giải quyết ra sao?”. Câu hỏi này nhằm giúp trẻ phải suy nghĩ lại hành động của mình và nghĩ hướng giải quyết về những hậu quả đã gây ra, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Hãy hỏi trẻ “Làm như vậy có đem lại kết quả gì không nhỉ?” và “Con quyết định làm như thế nào?” Sau khi lắng nghe những ý tưởng giải quyết vấn đề của con và đưa ra những góp ý riêng của mình, hãy để cho con một khoảng thời gian để đưa ra quyết định. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm. Và liệu con có chấp nhận những hậu quả này? Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì cha mẹ mong đợi, hãy tôn trọng quyết định của trẻ.

“Con có muốn mẹ giúp gì không?” Ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con.

Từ một cô gái năng động, hoạt bát, trầm cảm khiến Phạm Mai Linh 25 tuổi ở Gia Lai trở thành một con người khác. Cô lầm lỳ, buồn chán và sợ hãi tất cả những gì xảy ra xung quanh sau cú sốc gia đình. Đây là bài viết trên báo Vnexpress sáng nay.

Hành trình 4 năm chữa trầm cảm bằng thiền định của cô gái trẻ

https://vnexpress.net/suc-khoe/hanh-trinh-4-nam-chua-tram-cam-bang-thien-dinh-cua-co-gai-tre-3882608.html

Bốn năm trước, bố mẹ Linh ly hôn. Vài tuần sau, em trai đi tù. "Tôi khóc liên tục và tự giam mình trong phòng. Ý nghĩ muốn tự tử để giải thoát luôn ám ảnh tôi mỗi ngày. Nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên khiến tôi dừng lại suy nghĩ đó".

Tháng 11/2015, một người bạn mời Linh tham gia lớp thiền. Cô học cách giảm những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh mình trước đó. Từ đây, cô chuyển sang ăn chay và tập yoga mỗi ngày. "Nhờ yoga và thiền, tôi đã chữa lành căn bệnh trầm cảm của mình. Tôi không còn là Linh của 4 năm trước. Mai Linh bây giờ đã biết yêu thương bản thân, bớt sợ hãi và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống".

Cẩm Tú - Chung Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn