Những điều mà kẻ thất bại luôn viện cớ để từ bỏ

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 10/02/2018 07:21:00 AM - Lượt xem: 47 lượt xem.

Đã bao nhiêu lần bạn cố gắng làm điều gì đó và từ bỏ ngay từ đầu vì nó quá khó? Và đã bao nhiêu lần công việc của bạn cứ dậm chân tại chỗ vì bạn cảm thấy không muốn hoàn thành nó ngay tức khắc?

Sự thật phũ phàng và đáng buồn là hầu hết chúng ta đều từ bỏ một việc quá dễ dàng. Và đó là dấu hiệu của một kẻ thua cuộc.

Hãy thử tưởng tượng nếu hồi Steve Jobs mới thành lập Apple và có quá nhiều vật cản trên con đường thành công của ông, và ông từ bỏ thì giờ đến chiếc Iphone 4 chúng ta cũng không có.

Nhưng Steve đã không từ bỏ - thế rồi ông trở thành một trong những người thành đạt nhất mọi thời đại.

Vậy, vì sao con người ta lại từ bỏ dễ dàng như vậy?
Đôi lúc khi vướng phải việc khó, cái ý nghĩ: “Ồ, chắc mình không làm được việc này đâu” xảy ra trong đầu bạn. Và rồi bản thân bạn tin vào điều đó...

1. Lúc nào cũng tâm niệm “Bạn chẳng thể làm được gì cả”
Điều này đã được chứng minh qua những trang tiểu sử của Michael Jordan, Steve Jobs hay Ray Charles, họ đều có chung quan điểm rằng những lời nói tiêu cực chẳng có một sức mạnh nào cả.Vì sao bạn biết bản thân bạn không làm được khi chưa thử tìm tòi và chưa bắt tay vào công việc? Lần sau, khi nghe trong tâm trí vang lên những lời nói tiêu cực này, hãy nhẩm trong mồm những câu nói ngược lại, rằng bản thân có thể làm được nếu kiên trì cố gắng.

2. Bạn thấy cuộc sống của mình đã đủ tốt

Bạn thấy đấy, cuộc sống càng no đủ thì bạn sẽ càng có xu hướng để mọi việc y nguyên theo chỗ của nó. Điều này có nghĩa là khi khó khăn xảy đến, nhiều người thường bỏ cuộc và trở lại cuộc sống như thường nhật.

Cho dù cuộc sống hiện tại của bạn có tốt đến đâu, thì nó vẫn có thể sẽ tốt hơn nữa cơ mà! Vì vậy, lần sau nếu bạn cảm thấy mình muốn bỏ cuộc, thì hãy nghĩ đến những khía cạnh cuộc sống mà bạn chưa hoàn thiện được, chưa có được rồi hãy hoàn thiện chúng.

3. Bạn thiếu tự tin

Yếu tố quan trọng nhất là bạn phải tin vào bản thân mình. Sự tự ti và nghi ngờ rằng bản thân không có khả năng thành công là những nhân tố kéo bạn vào vũng lầy thất bại.

Đừng để chúng lôi kéo bạn!

Có một mẹo rất dễ dành cho bạn để vượt qua cám dỗ của sự tự ti, đó là khi bạn cần một động lực, hãy đặt bản thân làm trung tâm. Lấy một tờ giấy trắng sau đó ghi lại tất cả những khả năng, kiến thức hay kinh nghiệm mà bạn có, khi đó sự tự ti sẽ ngay lập tức tan biến.

4. Bạn thiếu tập trung

Một yếu tố khác làm cho bạn bỏ cuộc là sự thiếu tập trung. Trong thời đại công nghệ, có quá nhiều thứ làm bạn sao nhãng khỏi công việc.

Mỗi một lần bạn quyết định viết gì đó lên Twitter, Facebook,... Sau đó những thông báo về bài viết ấy sẽ làm mất sự chú ý của bạn dành cho công việc.

Tệ hơn nữa, những lần bạn quyết định đi chơi với bạn bè, và rồi nhận được cuộc điện thoại liên quan đến công việc của sếp. Không tập trung vào mục tiêu sẽ dẫn đến những nỗ lực không hiệu quả, điều này chắc chắn sẽ làm bạn thất vọng và nghiêng về ý nghĩ bỏ cuộc.

Lần sau nếu bạn cần tập trung, bạn nên tắt TV, thoát hết những trang mạng xã hội và tắt nguồn điện thoại. Thay vào đó, hãy tự tạo thời gian.

Hãy tự tưởng tượng bạn đang trong một cuộc họp kinh doanh rất quan trọng và cuộc họp sẽ không bao giờ kết thúc cho đến khi bạn làm xong hết mọi việc.

Tất cả mọi người đều muốn có mọi thứ ngay tức khắc. Nhưng thứ gì đáng giá thì phải cần đến thời gian, đến trái ngọt cũng cần phải có thời gian để chín.

5. Bạn chưa thấy kết quả tức khắc

Chỉ cần đơn giản nhớ rằng càng nhiều công sức cho mục tiêu của mình, bạn càng sớm đạt được chúng.

Thế nên cứ tiếp tục tiến bước - hãy ghi nhớ rằng mình chỉ cần leo lên đỉnh núi lần nữa và lần nữa.

6. Bạn thiếu động lực, sự nhiệt tình và cảm hứng

Khi bạn bắt đầu một công việc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy dồi dào năng lượng, bạn cảm thấy đầy động lực và khích lệ.

Nhưng khi mọi thứ bắt đầu chậm tiến, bạn cảm thấy nó không dễ như mình tưởng và sự nhiệt tình kia bắt đầu giảm xuống, cảm hứng cũng chẳng còn và cứ thế để tất cả trì trệ.

Hãy nhớ rằng: “Điều gì đã dẫn bạn bắt đầu thì nó cũng sẽ dẫn bạn đi đến đích cuối”. Hãy nghĩ lại tất cả động lực và cảm hứng khi bạn bắt đầu chúng và tập trung vào mặt đó, bạn có thể sẽ vượt qua cái gọi là “bỏ cuộc” đấy!

Hãy làm theo trực giác của bạn để lấy lại cảm hứng một lần nữa.

7. Thực tế không như bạn tưởng tượng!

Có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, một khi bắt tay vào làm thì mọi thứ sẽ không hoàn thiện được như trong trí tưởng tượng ban đầu. Điều này sẽ gây chán nản và nguy cơ dẫn đến bỏ cuộc của bạn rất cao.

Hãy nhớ rằng - bạn đã được sinh ra để giành chiến thắng!Trong trường hợp này, bạn nên thường xuyên nghĩ về ước mơ, dự định của mình xem chúng còn hiệu lực và có khả năng thực hiện được hay không. Nếu chúng không còn là điều bạn muốn làm nữa, đừng vội chán nản. Bạn chỉ vừa mới nhận ra rằng bạn đã đi sai hướng thôi mà! Nếu cần, hãy xác định lại thành công là gì đối với bạn.

Lần sau khi bạn bắt đầu một thứ gì đó, hãy cố gắng đừng nghe những câu nói tiêu cực từ những người xung quanh bạn, thay vào đó hãy tâm sự với những người khích lệ và ủng hộ bạn trên con đường thành công.

(Theo Mỹ Linh/vietnamnet)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn