Năng suất kém, lao động Việt khó cạnh tranh ngay tại quê nhà

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 12/09/2017 05:09:00 PM - Lượt xem: 94 lượt xem.

Ngày 12.9, tại Hà Nội, Viện Công nhân và Công đoàn (CNCĐ) thuộc Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ sở lý luận chung về dịch chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN”

Đến dự hội thảo có TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN; TS. Nguyễn Quang Việt - Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp); TS. Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế T.Ư)…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Bùi Sỹ Lợi nêu rõ, để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao động tay nghề cao và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn…

Các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý cho rằng, nếu lao động VN không sớm khắc phục tình trạng năng suất kém, việc dạy và đào tạo ở các trường dạy nghề chưa theo sát trình độ phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực, lao động VN rất khó cạnh tranh trong sân chơi khu vực hóa lao động, gia tăng lợi thế của mình và nguy hiểm hơn đánh mất thị trường và cơ hội làm việc ngay tại quê nhà. 

Đây cũng là lý do Nhà nước đặt hàng Tổng LĐLĐVN (cụ thể là Viện CNCĐ) nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Dịch chuyển lao động có tay nghề trong quá trình VN tham gia cộng đồng kinh tế Asean”; trong đó Hội thảo “Cơ sở lý luận chung về dịch chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN” là một phần trong lộ trình.

Tại hội thảo, TS Vũ Thị Loan - Chủ nhiệm đề tài thay mặt nhóm tham gia thực hiện - đã nêu bật mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, trong đó nêu rõ: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch chuyển lao động có tay nghề tại VN trong quá trình VN tham gia AEC; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ và quản lý dịch chuyển lao động có tay nghề; phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và tác động của dịch chuyển lao động có tay nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội và NLĐ VN; đề xuất các giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản lý dịch chuyển lao động có tay nghề trong bối cảnh VN tham gia AEC…

TS. Vũ Thị Loan (Viện Công nhân và Công đoàn, Chủ nhiệm đề tài) giới thiệu đề tài tại hội thảo. Ảnh: Xuân Trường
TS. Vũ Thị Loan - Viện Công nhân và Công đoàn, Chủ nhiệm đề tài - giới thiệu đề tài tại hội thảo. Ảnh: Xuân Trường

Tại hội thảo, PGS.TS Đặng Nguyên Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN và các đại biểu đã cung cấp một số lý thuyết di cư và chuyển dịch lao động, trong đó động lực chính nhất là kinh tế; vai trò của Chính phủ trong định hướng, phân luồng, phân bổ lao động; vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kỹ năng lao động, giáo dục nghề nghiệp; xóa bỏ tâm lý bằng cấp…

(Theo XUÂN TRƯỜNG/laodong)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn